- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- [Tin Tức] Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Biểu hiện khi mắc bệnh là cách phòng ngừa?
[Tin Tức] Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Biểu hiện khi mắc bệnh là cách phòng ngừa?

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Biểu hiện khi mắc bệnh ra sao? Vi khuẩn ăn thịt người có khả năng lây từ người sang người hay không? Bị nhiễm vi khuẩn có chết không...
Những ngày qua những thông tin về việc vi khuẩn ăn thịt người xuất hiện và tấn công nhiều người đang gây xôn xao dư luận khiến rất nhiều người hoang mang, dưới đây là một số kiến thức bạn phải nắm để có những hiểu biết đúng và có những biện pháp đối phó cũng như phòng ngừa nhiễm bệnh. Hãy cùng Nhà Thuốc Sức Khỏe tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Vi khuẩn ăn thịt người hay còn gọi là Burkholderia pseudomallei. đây là một loại vi khuẩn Gram âm dị dưỡng, hình que chủ yếu được tìm thấy ở những vùng khí hậu ấm áp, vi khuẩn xâm này có thể tấn công qua những vết thương hở, và ăn mòn mô mềm dưới da gây nhiễm trùng chính vì thế chúng được gọi là vi khuẩn ăn thịt người.
Những biểu hiện khi bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người?
Bệnh có biểu hiện ở nhiều vị trí khác nhau, và tùy mức độ nặng nhẹ nên có rất nhiều những biểu hiện khác nhau khiến người bệnh rất khó có thể nhận biết và hay nhầm lẫn với những căn bệnh khác như Quai bị, áp xe, viêm tấy…
+ Nhiễm trùng phổi: Các triệu chứng có thể xuất hiện như ho, có thể có đờm hoặc không đờm, đau ngực khi thở, sốt cao, đau đầu, đâu cơ, và có thể sụt cân nghiêm trọng.
+ Nhiễm trùng máu: Biểu hiện là bạn có thể sốt cao, rét run, kèm theo đó là đau đầu, đau họng, khó thở, đau bụng vùng biên, tiêu chảy, viêm loét mủ trên da.
+ Đau và sưng ở một vùng nhất định.
+ Sốt , loét hoặc áp xe trên hoặc ngay dưới da, đầu tiên có thể xuất hiện những nốt u cục cứng hoặc chất màu xám trắng, sau đó trở nên mềm và viêm, về sau những vết này có thể loét ra to như vết thương do bị vi khuẩn ăn thịt.
+ Nhiễm trùng rải rác: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác trên cơ thể, có thể sốt cao dẫn đến co giật ở những bộ phận khác nhau.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có nguy hiểm không?
Theo thống kê mỗi năm có khoảng 100.000 người bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, một số vi trùng có thể gây nhiễm trùng bao gồm Klebsiella và Escherichia coli.
Khi tiếp xúc với vi khuẩn, và bị nhiễm trùng chúng gây ra tình trạng phá vỡ tế bào da là chính ( gây thối rữa thịt).
Theo các chuyên gia nghiên cứu căn nguyên lớn nhất gây ra bệnh chính là những vết thương hở tiếp xúc với môi trường gây bệnh, tỷ lệ tử vong khi mắc căn bệnh mày khá cao, lên tới 40 - 60%, chính vì thế các bạn nên chú ý để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Vi khuẩn ăn thịt người thường xuất hiện ở đâu?
Câu trả lời chính là miền nào cũng có cụ thể theo ghi nhận của chúng tôi như sau:
+ Ở miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong tháng 8 đã tiếp nhận đến 12 ca trong đó đã có 4 ca tử vong ( con số nhiễm bệnh đã tăng nhanh so với những năm gần đây).
+ Còn tại khu vực phía Nam, BV Nhiệt đới TP HCM từ đầu năm 2019 đến nay đã tiếp nhận 14 ca mắc bệnh ( hiện nay vẫn chưa tiết lộ số người tử vong).
Giới chuyên môn cúng cho biết thêm, vi khuẩn ăn thịt người chính là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này thường có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải bụi đất chứa vi khuẩn này.
Quá trình làm việc của người dân nếu đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì dễ bị vi khuẩn này tấn công. Chúng nằm sẵn trong phổi chờ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ phát triển.
Từ đó chúng ta có thể kết luận, nếu nói về tính độc thì có thể thấy đây là loại vi khuẩn có tính độc hơn những loại vi khuẩn khác, thường gặp nhiều ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch thế nên cần chú ý chăm sóc sức khỏe bạn nhé.
Khi nào bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ?
Khi có tất cả những dấu hiệu kể trên bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có những biện pháp điều trị kịp thời, phát hiện và điều trị sớm bạn sẽ có nhiều hơn khả năng chữa lành bệnh và hồi phục sức khỏe.
Phương pháp điều trị vi khuẩn ăn thịt người
Hiện tại chưa có vaccine phòng và điều trị căn bệnh này, tuy nhiên chúng ta có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
+ GĐ1: Tối thiểu 10 - 14 ngày bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng truyền kháng sinh tĩnh mạch ( điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài đến 8 tuần)
+ GĐ2: Là 3 đến 6 tháng của một trong hai kháng sinh đường uống.
Những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường ( Giám đốc Bệnh viện nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ những cách phòng tránh bệnh vô cùng hiệu quả như sau:
“ 1. Sống sạch
Trước hết, phải luôn đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, xịt khuẩn.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là tay chân. Nếu tay chân dính bùn đất thì phải rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn, lau khô rồi mới làm việc khác, nhất là khi chuẩn bị ăn uống.
Không ăn thực phẩm đã hỏng, không uống nước suối/sông, nước chưa đun sôi. Không ăn đồ sống, chỉ ăn thực phẩm nấu chín kỹ.
Đi ra ngoài phải đeo khẩu trang
2. Bảo hộ lao động
Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều với đất, bùn, nước thì phải có bảo hộ lao động, mặc trang phục kín đáo, dài tay, đeo khẩu trang, tuyệt đối không đi chân đất mà phải đi giày, đi ủng.
Khi cơ thể đang có vết xước ngoài da thì nên điều trị khỏi hẳn hoặc băng bó kín rồi mới được tiếp tục công việc.
3. Hạn chế tiếp xúc bùn đất
Tất cả mọi người, dù không làm việc trong môi trường bùn đất, sông nước thì vẫn phải hạn chế tiếp xúc để tránh vi khuẩn tấn công. Không nên tự ý đi lại, vui chơi... ở các địa điểm trên vì vi khuẩn có trong bùn đất, nước bẩn có thể lây nhiễm khi da bạn đang bị tổn thương, thậm chí chỉ cần hít phải các hạt bụi đất chữa vi khuẩn ăn thịt người thôi thì cũng sẽ mắc bệnh ngay lập tức.
4. Những đối tượng cần đề phòng
Đây là những đối tượng dễ mắc bệnh với các biểu hiện như sốt cao, đau cơ, áp xe cơ, viêm phổi, áp xe gan lách, nhiễm khuẩn da... Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ tử vong cao. Do đó, khi gặp các biểu hiện trên cần đưa tới bệnh viện ngay lập tức.Để phòng ngừa, người bệnh nên chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh thân thể.
5. Chú ý vùng đang có vi khuẩn lưu hành
Ở những vùng đang có bệnh whitmore tấn công thì những người có hệ miễn dịch yếu, đang bị AIDS, ung thư, bệnh nhân hóa trị, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai... nhất định phải tránh tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm, nhất là các khu vực trang trại.
Ngoài ra, tránh không được tiếp xúc máu và chất dịch cơ thể của người đang nhiễm bệnh. Không chủ quan trước các dấu hiệu như sốt, viêm phổi, áp xe, nhiễm trùng đường tiết niệu…”
Vi khuẩn ăn thịt người, tuy là căn bệnh khá hiếm nhưng ai cũng có khả năng bị mắc bệnh, nhất là đối với thực tại những ca mắc bệnh ngày càng nhiều hơn.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức bạn cần biết về bệnh vi khuẩn ăn thịt người, hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để đối phó với căn bệnh quái đản này.
Chúc các bạn an toàn và khỏe mạnh!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...