- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết
Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

“ Thời gian vừa rồi tôi bị đau vùng cổ, vai gáy, khó ngủ, ngủ không sâu giấc kèm theo đó là hiện tượng tê tay, tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là bị THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ, tôi thực sốc vì chỉ nghĩ bệnh này chỉ xuất hiện ở người già. Cạnh nhà tôi có một bác hàng xóm cũng bị mắc chứng bệnh này 2 năm rồi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, tôi hoang mang quá sợ bị giống bác vì năm nay tôi mới 35 tuổi.Mong bác sĩ cho lời khuyên”. Anh Trung (35 tuổi - Hà Nội)
Cảm ơn câu hỏi của anh đã gửi về cho chúng tôi. Đúng như những gì anh Trung nói ở trên bệnh thoái hóa đốt sống cổ trước kia chỉ xuất hiện ở người già tuy nhiên căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa dần. Hầu hết mọi người khi mắc căn bệnh này đều có một tâm lý chung đó chính là hoang mang lo lắng vì chưa đủ kiến thức phòng và chữa bệnh, không biết bệnh có hại gì không? Biểu hiện của bệnh là gì? Bệnh có chữa trị được không? Để giải đáp cho câu hỏi của anh Trung và tất cả mọi người, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì
+ Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa đốt sống lưng, trước kia bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay thoái hóa đốt sống cổ đang có dấu hiệu trẻ hóa ở độ tuổi 35. Vị trí thoái hóa thường ở cổ, vai, gáy, lưng… Do đây là nơi thường xuyên phải chịu tổn thương ở sụn, khớp, cột sống.
+ Đây là bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm , bệnh này thường âm ỉ phát tán với các biểu hiện khiến người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, một khi đã bị nặng căn bệnh này dễ gây biện chứng nghiêm trọng cho người bị mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
+ Thoái hóa đốt sống cổ chứng tỏ đây là những dấu hiệu bằng chứng cho hiện tượng hư khớp, bệnh thường xuất hiện và kèm theo những cơn đau vùng vai, gáy, cổ.
+ Các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra rằng, thường xuyên đau vùng cổ, vai gáy, rồi lan xuống là biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ đầu tiên mà người bệnh thường gặp, ngoai ra người bệnh còn có những biểu hiện sau đây:
+ Đau lưng, đau mỏi vai gáy, cứng cơ đột ngột vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy
+ Đau âm ỉ kéo dài qua các ngày, đau khi vận động, đỡ khi nghỉ ngơi
+ Đau lan ra tai, hoặc lan lên đầu hoặc xuống tay, còn lâu lưng sẽ lan dần xuống chân, đầu gối, bàn chân.
+ Sức khỏe giảm sút, cảm giác khó chịu, mất ăn, mất ngủ.
+ Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có cảm giác tê bì khó chịu, sau đó khoảng 3 tuần bệnh nhân sẽ có biến chứng nặng hơn như mất cảm giác nửa người hoặc các chi…
Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên chia ra làm 2 dạng như sau:
Nguyên nhân khách quan
+ Do tuổi tác
+ Do thói quen ăn uống không khoa học dẫn đến việc thiếu hụt canxi, thiếu hụt dưỡng chất.
+ Do yếu tố di truyền.
Nguyên nhân chủ quan
+ Lao động qua sức
+ Do bị béo phì, sức nặng của cơ thể khiến cuộc sống quá tải
+ Ngồi học tập và làm việc sai tư thế kéo dài
+ Luyện tập thể dục, thể thao không đúng cách.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, khi nào cần đến gặp bác sĩ
+ Thoái hóa đốt sống cổ là giai đoạn diễn ra từ từ, vì vậy người bệnh thường có tâm lý chủ quan coi, chính vì thế đã gây ra không ít những biến chứng hết sức nguy hiểm.
+ Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như: Chèn ép rễ thần kinh, làm mọc gai xương, thu hẹp không gian túy sống,... Nếu tình trạng trên kéo dài có thể dẫn đến tê liệt, hoặc nặng hơn có thể bị bại liệt.
+ Khi cơ thể bạn có những dấu hiệu như đang kể trên, bạn nên nhanh chóng đến các sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời, điều trị bệnh sớm sẽ nhanh chóng giảm và dứt bệnh, sức khỏe của bạn sẽ được hồi phục nhanh chóng.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh
+ Người làm việc sai tư thế, cử động nhiều vùng cổ, cường độ lao động cao, thâm niên lâu.
+ Người đi cấy, thợ xây, thợ cắt tóc, diễn viên xiếc…
+ Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi 1 chỗ, ít vận động.
+ Người ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi
+ Những người từng có người thân mắc bệnh.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán
Để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất, quan sát triệu chứng và hỏi về tiền sử mắc bệnh.
Bên cạnh đó biện pháp xét nghiệm hình ảnh như X-quang, MRI cũng được áp dụng nhiều.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chẩn đoán các phương pháp điều trị khác nhau, dưới đây là tổng hợp các biện pháp:
Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp tính bạn nên có thời gian nghỉ để giúp các đốt sống được thư giãn.
Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê toa thuốc, hoặc những loại thuốc giảm đau, giảm tê.
Vật lý trị liệu: Các bài tập có tác động tích cực lên vùng cổ bị thoái hóa, biện pháp vật lý trị liệu sẽ cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp.
Phât thuật: Biện pháp này dùng cho các bệnh nhân bị bệnh nặng, khi sử dụng các biện pháp ở trên không còn hiệu quả, hoặc bệnh đã quá nặng đã ảnh hưởng đến thần kinh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, những thói quen sinh hoạt sau có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
+ Ngồi học tập, làm việc đúng tư thế
+ Không vặn, bẻ cổ đột ngột khi nhức mỏi
+ Hạn chế mang vác, đội vật nặng lên vai, đầu
+ Không cúi gập cổ, đầu quá lâu, thay vào đó tập các bài tập đơn giản
+ Khi ngủ phải thường xuyên chuyển mình, không nằm 1-2 tư thế quá lâu.
+ Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung các dưỡng chất cho xương luôn chắc khỏe.
Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hy vọng bài sẽ sẽ cung cấp những thông tin thiết yêu cho anh Trung và tất cả các bạn mau chóng tìm ra cho mình những biện pháp chữa trị và phòng tránh bệnh hiệu quả, các băn bạn còn băn khoăn điều gì hãy gọi điện đến hotline: 0901.666.300 hoặc truy cập website: Nhà Thuốc Sức Khỏe để được tu vấn miễn phí nhé.
Chúc anh mau lành bệnh, chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Lưu ý: "Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. "

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...