- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Run vô căn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Run vô căn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Run vô căn là bệnh lý mắc ở nhiều người, không biết nguyên nhân do đâu? bệnh có nguy hiểm không?
- Run vô căn là chứng bệnh gì?
- Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh run vô căn
- Nguyên nhân gây bệnh run vô căn
- Khi nào bệnh nhân run vô căn cần đến gặp bác sĩ
- Những ai thường mắc phải run vô căn
- Run vô căn có nguy hiểm không?
- Điều trị run vô căn hiệu quả
- Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến của bệnh run vô căn
- Phương pháp phòng run vô căn hiệu quả
Tiếp nối công việc chia sẻ đến các bạn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, hôm nhay Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ chia sẻ đến người dùng hiểu rõ hơn về bệnh lý run vô căn, bài viết hứa hẹn sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích các bạn hãy dành thời gian theo dõi nha.
Run vô căn là chứng bệnh gì?
Như cái tên cũng thể hiện bản chất được căn bệnh, run vô căn chính là bệnh lý khiến bệnh nhân có dấu hiệu bị run ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, thông thường điển hình nhất chính là tay và chân.
Đây chính là bệnh khá lành tính, chúng sẽ chẳng gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những trở ngại trong sinh hoạt công việc của bệnh nhân.
Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh run vô căn
Như ở trên mình đã chia sẻ, run vô căn thường được thể hiện rõ nhất ở tay, chân, có khi là đầu, theo nhiều người bệnh chia sẻ hầu hết các bệnh nhân đều có dấu hiệu run cả hai bên cơ thể nhưng sẽ có một bên run nhiều hơn, cơn run xuất hiện khi làm việc và ngưng lại khi cơ thể được nghỉ ngơi.
Những biểu hiện cụ thể của run vô căn:
+ Gật đầu liên tục
+ Gây ra âm thanh nếu cơn run ảnh hưởng đến thực quản
+ Gặp khó khăn khi viết, vẽ, hoặc làm bất cứ việc gì.
Nguyên nhân gây bệnh run vô căn
Cho đến thời điểm hiện nay các nhà khoa học vấn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng về nguyên nhân gây nên do căn bệnh này, có nhiều thông tin cho rằng run vô căn là do vùng tiểu não làm việc kém hiệu quả, còn một số nghiên cứu khác cho rằng run vô căn xuất hiện là do đột biến gen, theo đó có hai loại gen liên quan đến chứng run vô căn là ETM1 và ETM2.
Những yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến:
+ Do di truyền
+ Do thời tiết quá nóng, quá lạnh
+ Khi bệnh nhân bị stress, quá lo âu, quá mệt mỏi
Khi nào bệnh nhân run vô căn cần đến gặp bác sĩ
Khi bạn xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng kể trên hay bất cứ nghi ngờ nào bản thân đang mắc bệnh run vô căn, khi cảm thấy căn bệnh đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp, phát bệnh và điều trị kịp thời bạn sẽ nhanh chóng lành bệnh và hồi phục sức khỏe.
Những ai thường mắc phải run vô căn
Bất kỳ ai đều có khả năng mắc bệnh kể cả nam giới và nữ giới, bệnh thường xuất hiện sau độ tuổi 65 ngoài ra những yếu tố sau đây có ảnh hưởng rất lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
+ Di truyền: Nếu như bố mẹ của bạn bị đột biến gen (nghĩa là là bị run vô căn) bạn cũng có nguy cơ đến 50% mắc run vô căn.
+ Những người lớn hơn 65 tuổi cũng thường xuất hiện những hiểu hiện bị run vô căn.
Run vô căn có nguy hiểm không?
Như ở trên đã chia sẻ, run vô căn không ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạnh tuy nhiên theo như những chuyên gia nhận định đây chính là căn bệnh cũng không thể xem thường.
Cụ thể bệnh có thể khiến bạn mất tự tin, mặt khác cũng gián tiếp gây nguy hiểm nếu giả sử như lúc bạn đang lái xe chẳng hạn.
Điều trị run vô căn hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh
+ Ở trường hợp này bệnh nhân sẽ được hỏi về bệnh sử và khám lâm sàng để loại trừ những nguyên nhân khác.
+ Những phương pháp được thực hiện để loại trừ nguyên nhân gây run vô căn
. Bệnh cường giáp
. Đột nhiên ngừng rượu sau một thời gian sử dụng
. Dùng nhiều cafe
. Sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ mắc run vô căn
Ngoài ra để xác định rõ hơn, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán qua hình ảnh ( CT, não, và chụp X Quang) để có thể loại trừ được những nguyên nhân: U não, viêm não.
Phương pháp điều trị run vô căn hiệu quả
+ Run vô căn được điều trị chủ yếu bằng thuốc, một số loại thuốc được sử dụng nhiều đó chính là:
. Thuốc làm giảm sự run: Propranolol. Đây là loại phổ biến nhất.
. Thuốc chống động kinh: Primidone, gabapentin, topiramate.
. Thuốc an thần nhẹ: Prazolam và clonazepam.
Nếu như bác sĩ kê thuốc, bạn sử dụng nhưng bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật, cụ thể phẫu thuật để mở đối thị và kích thích não sâu ( được thực hiện nhiều ở nước ngoài do công nghệ này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế).
+ Xạ phẫu: là một thủ thuật tập trung tia X-quang cường độ lớn lên một khu vực nhỏ ở não;
+ Cấy một thiết bị kích thích vào não để gửi tín hiệu đến khu vực điều khiển cử động của cơ thể.
Lưu ý: Do bác sĩ kê đơn sẽ phù hợp với từng thể trạng, chính vì thế bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng theo phương pháp kê đơn cho người khác.
Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến của bệnh run vô căn
+ Bệnh nhân đang điều trị cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
+ Tái khám định kỳ để theo dõi bệnh tình, xem bệnh có tiến triển tốt hay không
+ Bệnh nhân nên duy trì lối sống tích cực, hạn chế stress ( nếu căng thẳng hồi hộp run sẽ nhiều hơn).
+ Người bệnh rất cần mọi người thấu hiểu, quan tâm chia sẻ thay vì chê bai, cười cợt.
+ Trong quá trình điều trị liên hệ ngay đến bác sĩ nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý:
. Tránh những loại đồ ăn thức uống có chứa caffeine ( thành phần có thể khiến run vô căn phát triển nặng hơn).
. Hạn chế sử dụng rượu
. Ăn nhiều rau quả tươi
. Nên sử dụng các loại chất béo chưa bão hòa, hoặc dầu thực vật…
. Duy trì lối sống năng động
Phương pháp phòng run vô căn hiệu quả
+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh
+ Hạn chế để tinh thần rơi vào căng thẳng
+ Ngủ đủ giấc cũng giúp bạn phòng chống run vô căn hiệu quả
+ Không hoặc hạn chế sử dụng đồ có cồn và những thực phẩm có chứa caffeine.
Trên đây Nhà Thuốc Sức Khỏe đã tổng hợp những kiến thức bạn cần nắm được về run vô căn, hy vọng bài chia sẻ cung cấp đến cho các bạn những kiến thức mới mẻ và hữu ích để phòng và chữa bệnh lý này hiệu quả nhé.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...