- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Paget xương: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả
Paget xương: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả

Paget xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng nào? biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào?
- Paget xương là gì?
- Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp khi bị Paget xương
- Nguyên nhân gây Paget xương là gì?
- Những ai có nguy cơ mắc bệnh Paget xương?
- Khi nào bệnh nhân Paget xương nên đến gặp bác sĩ
- Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán Paget xương
- Phương pháp điều trị hiệu quả Paget xương
- Những thói quen sinh hoạt phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của Paget xương
“ Tôi năm nay 45 tuổi có vấn đề về xương khớp, đi khám bác sĩ bên chuyên khoa xương khớp thì được chẩn đoán là tôi bị Paget xương, vậy cho tôi xin hỏi bệnh trên là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả"?
Đinh Văn Hòa - Đà Nẵng
Đầu tiên cảm ơn chú Hòa đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nhà Thuốc Sức Khỏe, có thể nói Paget xương là căn bệnh đối với nhiều người còn khác lạ lẫm, và cũng như chú Hòa khi mắc bệnh hầu hết tâm thế mọi người rất hoang mang, hiểu được thực trạng ấy bài viết hôm nay Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ giả đạp tất cả những thắc mắc về bệnh lý ấy các bạn quan tâm cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé…
Paget xương là gì?
Paget xương ( viêm xương biến dạng) là căn bệnh về xương khớp thường gặp phổ biến ở nam giới, đây chính là tình trạng rối loạn giữa việc thoái hóa và phục hồi xương, dẫn đến tình trạng hình thành một tổ chức xương có cấu trúc bất thường.
Bất cứ xương nào cũng có thể mắc Paget xương, tuy nhiên những vùng xương bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là: Xương sọ, xương đòn, đốt sống, xương chậu, xương chân…
Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp khi bị Paget xương
Đây chính là bệnh lý thường không có những triệu chứng cụ thể, những triệu chứng xảy ra phổ biến là:
+ Đau cứng các khớp xương
+ Xương yếu ớt, dễ gãy hơn bình thường khi gặp tổn thương
+ Chiều cao giảm xuống
+ Vùng da quanh khu vực xương bị ảnh hưởng, luôn có cảm giác ấm, nóng.
Ngoài ra, các dấu hiệu của paget xương thường ảnh hưởng đến những vùng cơ thể:
+ Xương chậu: paget xương có thể gây đau hông
+ Xương sọ: Sự phát triển quá mức của xương trong hộp sọ có thể dẫn đến đau đầu nhẹ, hoặc nặng hơn là mất thính giác.
+ Paget xương làm ảnh hưởng đến vùng cột sống: Cột sống bị ảnh hưởng rễ thần kinh có thể bị chèn ép, biểu hiện là có thể gây đau, ngứa ran và tê ở một phần cánh tay, hoặc chân.
+ Chân: Xương yếu có thể bị uốn cong, mở rộng và biến dạng phần chân làm căng các khớp, từ đó có thể gây viêm khớp ở hông hoặc đầu gối.
Nguyên nhân gây Paget xương là gì?
Ở người bình thường xương liên tục bị phân hủy song song với đó là quá trình hình thành xương mới để hoàn thành nên cấu trúc xương, thế nhưng trong một số trường hợp quá trình thay đổi xương cũ cũng như hình thành xương mới bị rối loạn, cụ thể quá trình hình thành xương mới chậm hơn quá trình hủy xương, từ đó dẫn đến cấu trúc xương bị thay đổi, những vấn đề về xương, Paget xương bắt đầu xuất hiện.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân chính nào gây nên tình trạng này, và một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đó chính là: Nhiễm virus, do di truyền, viêm xương…
Những ai có nguy cơ mắc bệnh Paget xương?
Bệnh nhân Paget xương thường mắc ở những người:
+ Người cao tuổi ( thông thường những người từ độ tuổi 40 trở lên).
+ Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ.
+ Nếu họ hàng, người thân có người mắc bệnh thì bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh hơn người khác.
Khi nào bệnh nhân Paget xương nên đến gặp bác sĩ
Khi bạn có những dấu hiệu sau đây:
+ Đau nhức xương khớp
+ Ngứa và yếu
+ Xương dị tật
+ Hoặc có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về xương
Khi có dấu hiệu đó bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh sớm, chẩn đoán sớm bạn sẽ nhanh chóng phát hiện bệnh, phát hiện bệnh và điều trị sớm bạn sẽ có nhiều cơ hội lành bệnh và hồi phục sức khỏe.
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán Paget xương
Bác sĩ sẽ chẩn đoán Paget xương bằng những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, cùng với đó là khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh chính xác hơn.
+ Kiểm tra hình ảnh: Chụp X-quang để thấy được khu vực tái hấp thu xương, những khu vực mở rộng và biến dạng xương.
+ Xét nghiệm nước tiểu: Người mắc bệnh thường có phosphatase trong máu cao, chính vì thế có thể làm tăng hydroxyproline trong nước tiểu.
Phương pháp điều trị hiệu quả Paget xương
Thông thường có hai hình thức điều trị phổ biến nhất: Dùng thuốc, phẫu thuật, cụ thể:
+ Dùng thuốc: Người bị Paget xương có thể được bác sĩ kê thuốc chống và điều trị loãng xương ( tùy đối tượng có thể sử dụng dạng uống hoặc dạng tiêm).
+ Phẫu thuật: Khi dùng thuốc không có tác dụng bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phải phẫu thuật để nắn lại xương.
Những thói quen sinh hoạt phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của Paget xương
Bạn có thể phòng ngừa bệnh phát triển cũng như phòng bệnh xuất hiện bằng cách thực hiện những thói quen sau:
+ Chế độ dinh dưỡng: Chúng ta cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi ( với những người đang điều trị bệnh thì điều này còn quan trọng hơn rất nhiều).
+ Người đang điều trị bệnh cần tuân thủ theo liệu trình trị bệnh của bác sĩ, cùng với đó hạn chế tối đa việc té ngã, thăm khám bệnh thường xuyên để theo dõi tình hình và có những biện pháp điều chỉnh khi có dấu hiệu bất thường.
+ Tập thể dục thường xuyên: Đây chính là yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe và sức mạnh của xương, với người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ những bài tập để được xác định đúng loại, thời gian, cường độ tập…
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về Paget xương, qua bài viết chắc là chú Hòa đã biết được câu trả lời cho những thắc mắc của mình rồi đúng không nào? Trong trường hợp chú và các bạn vẫn có câu hỏi thắc mắc về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0901666300 hoặc website Nhà Thuốc Sức Khỏe để được tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...