- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Nhiễm trùng máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
Nhiễm trùng máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
Nhiễm trùng máu là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh, có nguy hiểm không, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bạn cần có những thông tin thiết yếu về căn bệnh này để phòng tránh những hệ lụy đáng tiếc.
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng đa số các trường hợp nhiễm trùng máu khó phát hiện hoặc nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh khác. Bởi vậy mọi người nên có những kiến thức đầy đủ và kịp thời để phòng ngừa và điều trị sớm.
Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng hóa chất vào máu nhằm chống lại các phản ứng viêm. Vi sinh vật gây bệnh không cư trú tại một cơ quan bị tổn thương ban đầu, mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
Nhiễm trùng máu khiến cơ thể phải phản ứng với các loại vi khuẩn, vi trùng. Từ đó dễ tạo ra hàng loạt các thay đổi trong cơ thể dẫn đến tổn thương các cơ quan như gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan nhanh chóng dẫn đến tử vong. Theo thống kê, “Trên thế giới, có hơn 1,5 triệu trường hợp nhiễm trùng máu mỗi năm và nhiễm trùng máu nằm trong top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu.”
Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu
Theo các chuyên gia, bất cứ loại nhiễm trùng nào nếu không điều trị kịp thời đều có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Một số loại bệnh và tình trạng nhiễm trùng sau có nguy cơ cao:
- Bệnh viêm phổi
- Viêm mô tế bào
- Tình trạng nhiễm trùng ổ bụng
- Nhiễm trùng thần kinh trung ương
- Nhiễm trùng hệ niệu, u nhọt
- Nhiễm trùng thận
- Du khuẩn huyết
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng máu là:
- Già hóa dân số
- Tỷ lệ các chủng vi khuẩn, virus kháng thuốc gia tăng
- Lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện, không đúng chỉ định và hướng dẫn khiến cơ thể mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời dẫn đến tăng mạnh đề kháng kháng sinh.
Đối tượng nào dễ mắc nhiễm trùng máu?
Bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao hơn:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, nhẹ cân, có dị tật bẩm sinh
- Người cao tuổi có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu
- Người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, sau cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Người bệnh có vết thương hay chấn thương nghiêm trọng như bỏng nặng hoặc chấn thương sọ não
- Bệnh nhân có can thiệp các thiết bị xâm lấn
- Người mắc nhiều bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh gan, ung thư
Triệu chứng nhiễm trùng huyết
Một trong những yếu tố khiến nhiễm trùng huyết càng trở thành căn bệnh nguy hiểm là bởi triệu chứng của nó khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bệnh nhân dễ chủ quan, điều trị muộn dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.
Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng mọi người không nên cố gắng tự chẩn đoán hoặc điều trị tại nhà, không tự ý dùng thuốc. Khi có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Triệu chứng nhiễm trùng huyết bao gồm:
- Thân nhiệt lúc thấp, lúc sốt cao, trên 38 độ C hoặc dưới 36 độ C
- Hay có cảm giác ớn lạnh.
- Da lạnh, màu da nhợt nhạt.
- Huyết áp thấp hoặc hay bị tụt huyết áp.
- Nhịp tim nhanh, trên 90 nhịp/phút
- Thở mệt, thở nhanh (nhịp thở trên 20 nhịp/phút)
- Tiêu chảy, nôn và buồn nôn.
- Lượng nước tiểu giảm, có thể cả ngày không đi tiểu hoặc lượng tiểu rất ít
- Chóng mặt và có cảm giác như đuối sức.
- Thần kinh bất thường
- Đau vùng bụng
- Sốc nhiễm trùng
- Mất ý thức
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là rối loạn đông máu. Đây là tình trạng xuất hiện những cục máu nhỏ trong thành mạch khắp cơ thể, có thể ngăn chặn dòng chảy của máu.
Điều này đồng nghĩa với việc ngăn cản cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến những cơ quan quan trọng như não, tim,....Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ suy đa cơ quan. Những trường hợp mắc phải biến chứng này sẽ rất dễ rơi vào tình huống nguy kịch, trụy mạch do sốc nhiễm trùng.
Nhiễm trùng máu có lây không?
Nhiều người lo ngại không biết nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) có lây không. Căn bệnh này hoàn toàn không lây lan qua tiếp xúc thông thường (bắt tay, trò chuyện, ôm hôn,...). Bệnh do vi sinh vật, nấm, vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Những người có nguy cơ cao nói riêng và tất cả mọi người nói chung cần nâng cao ý thức phòng ngừa.
Điều trị nhiễm trùng máu
Sử dụng thuốc
Thuốc kháng sinh
Bệnh nhân mắc nhiễm trùng máu ở giai đoạn đầu, chưa ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các kháng sinh này thường ở dạng tiêm tĩnh mạch.
Truyền dịch
Những người bị nhiễm trùng huyết thường được truyền dịch ngay lập tức, thường trong vòng ba giờ.
Thuốc vận mạch
Nếu bệnh diễn tiến nặng thì bác sĩ có thể dùng thuốc vận mạch để giúp co mạch máu. tăng huyết áp. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác gồm insulin để duy trì lượng đường trong máu ổn định, thuốc kháng viêm liều thấp để kháng viêm và giảm đau hoặc cho bệnh nhân dùng thuốc an thần.
Dùng máy thở, lọc máu
Khi tình trạng vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập vào máu quá nặng, người bệnh cần dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Trường hợp suy thận cần lọc máu để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa từ máu.
Phẫu thuật
Một số trường hợp cần phải phẫu thuật để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm trùng máu như phẫu thuật hút mủ từ áp-xe hay loại bỏ mô nhiễm trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết lan nhanh đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.
Phòng ngừa nhiễm trùng máu
Để không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này thì mọi người cần phòng ngừa từ sớm:
- Trẻ em nên tiêm vắc xin đầy đủ, không phải là vắc xin chống nhiễm trùng máu mà các loại vắc xin theo quy định như vắc xin phòng viêm gan B, viêm gan C,...những căn bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết
- Không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
- Nếu trên cơ thể có vết thương cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách, tránh nhiễm trùng nhiễm khuẩn
- Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất, sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
- Tập luyện thể thao thường xuyên với tần suất và mức độ phù hợp
Lời kết
Nhiễm trùng máu là một trong những bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng. Bởi vậy mọi người không nên chủ quan, tự chẩn đoán hoặc tự ý dùng thuốc mà cần nhận biết sớm triệu chứng, đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời. Quan trọng nhất vẫn là thực hiện phòng tránh bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...