- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Nhiễm khuẩn chlamydia: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp phòng ngừa
Nhiễm khuẩn chlamydia: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp phòng ngừa

Nhiễm khuẩn chlamydia - căn bệnh khác nguy hiểm dễ dàng lây nhiễm qua đường tình dục, nhiều người bị mắc bệnh còn không hề hay biết…
- Nhiễm khuẩn chlamydia là bệnh gì?
- Những biểu hiện và dấu hiệu khi nhiễm khuẩn chlamydia
- Biến chứng nhiễm khuẩn chlamydia có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gây viêm chlamydia là gì?
- Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ
- Những ai có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn chlamydia
- Phương pháp điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn chlamydia
Những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục luôn là nỗi băn khoăn lớn đối với bất kỳ một ai bởi tâm lý chung khi mắc bệnh đó chính là “khó cởi mở” nên nhiều khi để bệnh nặng rồi mà vẫn chưa dám đi khám và chữa trị.
Tâm lý sai lầm đó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả sau này. Tiếp nối chia sẻ những kiến thức chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức về nhiễm khuẩn chlamydia các bạn đừng bỏ qua, hãy dành ra vài phút để đọc những tin tức hữu ích này để bảo vệ sức khỏe cho bạn thân bạn nhé.
Nhiễm khuẩn chlamydia là bệnh gì?
Chlamydia chính là một trong những căn bệnh khá phổ biến lây nhiễm qua đường tình dục, căn bệnh có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới, bệnh nếu không được điều trị vĩnh viễn có thể biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận sinh dục nữ giới, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh hoặc ảnh hưởng đến một số bộ phận con cái đời sau.
Những biểu hiện và dấu hiệu khi nhiễm khuẩn chlamydia
Có đến 1 nửa số người mắc căn bệnh này không có bất cứ biểu hiện gì đặc biệt chính vì thế bệnh nhân có thể rất dễ bỏ qua ( thời gian ủ bệnh 5 -15 ngày) với biểu hiện chung ở cả nam và nữ đó chính là đau rát khi đi tiểu. Ngoài ra ở cả nam và nữ có những biểu hiện khác nhau:
Những biểu hiện ở nữ giới khi bị nhiễm khuẩn chlamydia
+ Dịch âm đạo tiết bất thường: Dịch tiết ra bất thường, đặc, thậm chí có mùi.
+ Đi tiểu có cảm giác rát.
+ Quan hệ tình dục bị đau.
+ Chảy máu âm đạo bất thường ( chảy máu khi giao hợp) có cảm giác đau bụng, nếu cảm thấy đau ở gan thì khả năng cao hơn bạn đã bị nhiễm khuẩn chlamydia.
+ Cảm giác đau vùng chậu.
Những biểu hiện ở nam giới khi bị nhiễm chlamydia
+ Tiết dịch niệu đạo: Nước dịch ra từ niệu đạo (ra nhiều vào buổi sáng) có thể trong,nhầy, màu hoặc màu vàng.
+ Chảy mủ ở dương vậy ( buổi sáng khi vuốt nhẹ từ gốc dương vật đi ra tầm 10 phút sẽ có giọt mủ chảy ra.
+ Cảm giác đau nhức, tinh hoàn bị căng.
+ Đi tiểu khó, ngứa hoặc buốt niệu đạo
+ Một số trường hợp không có những biểu hiện rõ rệt.
Biến chứng nhiễm khuẩn chlamydia có nguy hiểm không?
Như ở trên mình đã chia sẻ đây chính là căn bệnh có biến chứng vô cùng nguy hiểm ở cả nam và nữ giới, cụ thể:
+ Nam giới: biến chứng dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, có thể gây vô sinh.
+ Nữ giới: Biến chứng dẫn đến viêm vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc chậu hông, viêm mạc tử cung… những biến chứng bệnh này ở nữ giới có thể gây vô sinh, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến cả tình mạng.
Ngoài ra nếu bố mẹ mắc bệnh trẻ sơ sinh khi được sinh ra còn có khả năng bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến phổi, mắt.
Nguyên nhân gây viêm chlamydia là gì?
Căn bệnh là do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra, căn bệnh có thể tương tự những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, nó xuất hiện khi quan hệ tình dục không an toàn, bất kể quan hệ qua âm đạo, hậu môn, hay miệng.
Ngoài ra bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ
Đây chính là căn bệnh xã hội nguy hiểm, đến nửa số bệnh nhân không có dấu hiệu rõ ràng khi mắc bệnh chính vì thế bạn cần đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc bệnh.
Chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm bạn sẽ có nhiều khả trị khỏi bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Những ai có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn chlamydia
+ Những người quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp với dịch của người bệnh.
+ Những người đang làm nghề mại dâm
+ Bệnh nhân sử dụng chung kim tiêm với người khác
+ Những người có bố mẹ mắc bệnh, hoặc có tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn chlamydia
+ Những người dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn chlamydia
Những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm khuẩn chlamydia
Xét nghiệm chlamydia mẫu được lấy từ người bệnh để xét nghiệm, xét nghiệm theo những phương pháp sau: Sử dụng gạc nuôi cấy, xét nghiệm nước tiểu.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn chlamydia
Sau khi chẩn đoán bệnh xong sẽ đến bước chữa bệnh, hầu hết mọi người hoang mang không biết bệnh có chữa khỏi được không?
Bệnh nhân khi phát hiện nhiễm khuẩn Chlamydia, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh: azithromycin (Zithromax), erythromycin, tetracyclin hoặc doxycyclin. Nếu nhiễm khuẩn Chlamydia không có biến chứng, bệnh sẽ khỏi sau từ 1 - 2 tuần điều trị. Nếu bệnh đi kèm với biến chứng, bạn phải điều trị cả các biến chứng kèm theo nên mất nhiều thời gian hơn.
Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến bệnh nhiễm khuẩn chlamydia
Trong quá trình điều trị để đạt được hiệu quả cao bạn nên thực hiện những lưu ý dưới đây:
+ Tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không thêm, bớt liều theo cảm tính các nhân.
+ Không quan hệ tình dục, uống rượu bia trong thời gian điều trị.
+ Điều trị bệnh cho cả bản thân, bạn tình hoặc bạn đời.
+ Thăm khám định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe, và điều trị khi bệnh có những dấu hiệu bất thường.
+ Liên hệ ngay đến bác sĩ khi có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn chlamydia
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
+ Chung thủy với bạn tình, bạn đời để hạn chế khả năng nhiễm bệnh.
+ Khi có thấy âm đạo, dương vật có những biểu hiện tiết dịch bất thường cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.
+ Khi mang thai mà nghi ngờ bản thân mắc bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp không để ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức bạn nên nắm được về căn bệnh xã hội nhiễm khuẩn chlamydia, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến các bạn những tin tức mới mẻ và hữu ích để có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ bản thân thật tốt nhé.
Trong trường hợp các bạn vẫn có câu hỏi thắc mắc về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0901666300 hoặc website Nhà Thuốc Sức Khỏe để được tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...