- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Mụn nước ở chân và cách xử lý bạn cần biết
Mụn nước ở chân và cách xử lý bạn cần biết

Mụn nước ở chân kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, tiết dịch gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy trong trường hợp này phải xử lý như thế nào?
Nổi mụn nước là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Mụn nước có thể xuất hiện ở mặt, bụng, lưng, tay,...hay nhiều vị trí khác trên cơ thể nhưng thường thấy nhất là ở chân. Mụn nước có nhiều kích thước, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ nhưng luôn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.
Mụn nước là gì?
Mụn nước là những dạng nốt nhỏ và chứa chất lỏng bên trong
“Mụn nước là những cấu trúc nổi gồ trên bề mặt da, bên trong chứa dịch trong hoặc là mủ nếu bị bội nhiễm vi khuẩn.” Khi mụn nước có kích thước lớn hơn sẽ gọi là bóng nước.
Mụn nước có thể xuất hiện như một phản ứng của hệ miễn dịch đối với các chấn thương hoặc nhiễm trùng. Bàn chân là vị trí tập hợp nhiều dây thần kinh, mạch máu cũng như chịu lực từ các bộ phận khác trên cơ thể nên dễ hình thành những nốt mụn có chứa nước. Mụn nước ở chân gây đau hơn và khó điều trị hơn mụn nước mọc ở những vị trí khác.
Nguyên nhân mọc mụn nước ở chân
Đổ nhiều mồ hôi
Mồ hôi chân tích tụ dẫn đến tăng độ ẩm ở chân, nguy cơ kích ứng da cũng như hình thành những nốt mụn nước do ma sát. Những người thường xuyên đi tất, đi giày thể thao mà không để cho bàn chân có lúc thông thoáng sẽ dễ bị nổi mụn nước.
Ma sát và áp lực
Bàn chân và ngón chân là những vị trí chịu ma sát và áp lực nhiều nhất trên cơ thể. Chân cọ xát với giày, dép và các bề mặt khác gây kích ứng và viêm sưng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ khiến da bị phồng rộp lên và nhanh chóng hình thành mụn nước.
Viêm da tiếp xúc
Khi bị viêm da tiếp xúc, trên da sẽ xuất hiện những vết phồng rộp, ngứa ngáy và sưng đỏ. Nếu tiếp xúc với các chất dị ứng hoặc phơi nhiễm dần theo thời gian sẽ khiến mọc mụn nước ở chân. Viêm da tiếp xúc có thể khởi phát do dị ứng, vết cắn của côn trùng, hóa chất, xà phòng, sử dụng hóa mỹ phẩm không phù hợp,...
Triệu chứng xảy ra khi tiếp xúc một vật nào đó
Bệnh chàm (eczema)
Chàm là một dạng tổn thương da thường gặp, đặc trưng bởi các triệu chứng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ. Một số trường hợp có thể mọc mụn nước nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh. Người bị bệnh chàm da sẽ ngứa ngáy, có xu hướng gãi khiến các mụn nước bị vỡ, chảy dịch và có nguy cơ nhiễm trùng.
Dị ứng
Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ nhanh chóng có phản ứng để ngăn chặn những tổn thương. Một số phản ứng dị ứng có thể gây ra các vết phồng rộp cũng như mụn nước ở chân. Các biểu hiện khác có thể bao gồm ngứa đỏ ở da chân, phát ban, nổi mề đay, sưng ở chân.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ nước là bệnh ngoài da dễ nhận biết bởi dấu hiệu nổi mụn nước gây ngứa ngáy. Bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí nhưng phổ biến là ở bàn chân và kẽ ngón chân. Khi người bệnh gãi khiến các nốt mụn nước vỡ ra thì ghẻ càng lan rộng. Bệnh ghẻ thường kéo dài dai dẳng và hay tái lại, mỗi đợt bùng phát bệnh sẽ kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng.
Tổ đỉa ở chân
Tổ đỉa là một dạng tổn thương da dẫn đến những mụn nước nhỏ li ti, ngứa dữ dội. Tổ đỉa ở chân khó điều trị hơn do chân có tính chất vận động và ma sát nhiều.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây mọc mụn nước, mọc mụn nước ở chân:
- Dị ứng thuốc điều trị (thuốc kháng sinh, thuốc loãng máu,...)
- Thủy đậu
- Zona thần kinh
- Herpes (Mụn rộp)
- Rôm sảy
- Tay chân miệng
- Vỡ mạch máu
Hướng dẫn xử lý khi bị mụn nước
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh giảm các triệu chứng ngứa, đỏ rát
Chườm đá lạnh là một trong những cách trị mụn nước tại nhà an toàn, hiệu quả. Nhiệt độ thấp sẽ làm tê liệt các dây thần kinh. Nhờ đó giảm cảm giác ngứa ngáy, giảm sưng đau.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch vùng da bị mụn nước
- Lấy đá bọc trong một chiếc khăn mỏng
- Chườm đá nhẹ nhàng lên vùng mụn nước từ 10 - 15 phút
- Thực hiện mỗi ngày đến khi mụn nước biến mất
Với cách này bạn lưu ý không chườm trực tiếp đá lên da vì có thể gây bỏng lạnh.
Sử dụng muối biển
Ngâm chân với nước muối sát khuẩn
Muối là nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn, làm sạch da, làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên nếu chà xát trực tiếp muối biển lên da sẽ thấy xót, rát. Bởi vậy bạn nên thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị một ít muối biển sạch
- Pha loãng với nước ấm, dùng nước muối ngâm chân sẽ có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng.
Với những người bị mụn nước ít có vết thương hở thì có thể dùng muối tinh mịn để chà nhẹ lên vùng da chân. Ban đầu sẽ thấy hơi xót nhưng vài phút sau sẽ dịu dần.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sản phẩm dưỡng ẩm sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, cải thiện cơn ngứa và triệu chứng bong tróc da. Bạn có thể tham khảo một số loại kem dưỡng ẩm như vaseline, dexeryl,...
Uống nước rau má
Nước rau má có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị mụn nước. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá rau má tươi, rửa sạch rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Nếu thấy khó uống hãy cho thêm chút đường.
Chăm sóc vùng da bị mụn nước
- Sử dụng băng gạc y tế vô trùng hoặc vải sạch để che vùng da bị mụn nước, tránh tổn thương do cọ xát và nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Lưu ý quấn vừa đủ, không quá lỏng cũng không quá chặt sẽ cản trở lưu thông máu
- Luôn giữ da sạch sẽ, tuyệt đối không chà gãi mạnh hay dùng tay cạy mụn nước vỡ ra sẽ càng lâu khỏi. Nếu vô tình làm mụn nước vỡ thì bạn cần rửa bằng xà phòng dịu nhẹ và lau sạch bằng băng gạc.
- Không tự ý bôi thuốc vào mụn nước khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
Phòng ngừa mụn nước tái phát
Cách phòng tránh nổi mụn nước ở chân
- Để chân thoáng khí, tránh đi giày nhiều, lau khô chân khi tiếp xúc với nước và sau khi đổ nhiều mồ hôi
- Dưỡng ẩm cho da, tránh để da khô, nứt nẻ cũng tăng nguy cơ hình thành mụn nước
- Băng những ngón chân cọ xát nhiều với nhau, lưu ý thay băng thường xuyên
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm
- Sử dụng sữa tắm, dầu gội, những sản phẩm dịu nhẹ, ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, tránh chất tẩy rửa vì có thể gây bào mòn và khô da dẫn đến nổi mụn nước
- Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi cần mang đồ bảo hộ
- Không tắm nước nóng vì dễ gây khô da
- Không đi dép sũng nước vì điều này cũng khiến tình trạng mụn nước nghiêm trọng và dễ tái lại hơn
- Hạn chế ma sát ở bàn chân, nên chọn giày dép chất liệu mềm, khi mang thấy thoải mái, chất liệu tất cũng cần thông thoáng, tránh đọng mồ hôi
Lời kết
Mụn nước ở chân hay ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng cần phải chăm sóc đúng cách, tránh làm các nốt mụn tổn thương nghiêm trọng hơn, vỡ ra và lan rộng. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ với bạn cách xử lý khi bị mụn nước và hướng dẫn phòng ngừa. Một số trường hợp đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác hãy tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh tự ý sử dụng sản phẩm điều trị nhé!
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...