- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Môi bị sưng đỏ là bị gì? 10 cách trị sưng môi đơn giản tại nhà
Môi bị sưng đỏ là bị gì? 10 cách trị sưng môi đơn giản tại nhà

Tình trạng môi bị sưng đỏ có thể xảy ra đột ngột khiến nhiều người lo lắng không biết là bệnh gì, khiến việc ăn uống khó khăn và còn mất tự tin khi giao tiếp. Cùng lý giải nguyên nhân và xem hướng dẫn cách khắc phục nhé.
- Môi bị sưng đỏ là bị gì?
- Môi bị sưng có nguy hiểm không?
- Bị sưng môi khi nào nên đến gặp bác sĩ?
- Cách xử lý khi môi bị sưng đỏ, ngứa ngáy
- 10 cách trị sưng môi tại nhà hiệu quả
- Chườm lạnh giảm sưng môi
- Trị sưng môi bằng chườm nóng
- Cách trị sưng môi tại nhà bằng mật ong
- Cách trị sưng môi hiệu quả bằng bột nghệ
- Trị môi sưng đỏ bằng nha đam
- Cách trị sưng môi bằng baking soda
- Cách trị sưng môi bằng dầu tràm trà
- Cách trị sưng môi tại nhà bằng dầu dừa
- Trị sưng môi bằng chiết xuất cây phỉ
- Cách trị sưng môi bằng giấm táo
Môi đột ngột bị sưng lên, kèm hiện tượng đỏ và ngứa ngáy có thể do tác động khách quan nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe và có cách điều trị nhanh chóng.
Môi bị sưng đỏ là bị gì?
Môi bị sưng đỏ
Môi sưng do dị ứng
Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất nhất gây sưng môi. Đó là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch để chống lại những tác nhân gây hại tấn công cơ thể. Các trường hợp dị ứng có thể bao gồm dị ứng thực phẩm (hải sản, sữa bò, trứng, đậu nành, lúa mì, các loại hạt, dị ứng gia vị, các chất phụ gia,...), dị ứng với vết cắn, vết đốt của côn trùng, một số người có thể bị sưng môi do bị dị ứng với thuốc kháng sinh, do phơi nhiễm chất bẩn dính ở đồ dùng sinh hoạt, môi sưng đỏ do dị ứng mỹ phẩm,...
Ban đầu có thể chỉ bao gồm triệu chứng phát ban và ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu nặng hơn sẽ dẫn đến phù mạch, ho, khó thở,...Mức độ nặng và nguy hiểm nhất của phản ứng dị ứng là sốc phản vệ, sưng phù môi, lưỡi, đường thở,...
Môi sưng ngứa do viêm mô tế bào
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, viêm mô tế bào có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Người bệnh bị sưng ngứa, đỏ môi kèm cảm giác nóng rát khó chịu. Không riêng vùng da này mà có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác trên mặt.
Môi bị sưng do nhiễm trùng
Nguyên nhân gây sưng môi có thể do nổi mụn nhọt, mụn trứng cá dạng nang, các vết loét, vết nhiễm trùng quanh miệng khiến môi bị sưng tấy. Những thay đổi này là triệu chứng liên quan đến virus.
Môi bị sưng nguyên nhân do nhiễm trùng
Môi sưng đỏ do thiếu oxy máu
Môi bị sưng là bệnh gì? Bạn có thể gặp tình trạng môi bị sưng phồng do thiếu oxy máu liên quan đến tình trạng ngưng thở khi ngủ, do phản ứng dị ứng hoặc do côn trùng cắn. Nếu bạn không ăn bất cứ thực phẩm gây dị ứng nào thì cần kiểm tra lại. Những người bị thiếu oxy máu thường có biểu hiện môi nhợt nhạt, tím tái.
Môi bị sưng do bệnh herpes miệng
Bệnh herpes miệng do virus herpes gây ra. Ngoài sưng môi còn đi kèm các vết loét ở các góc của môi hoặc miệng, thậm chí có thể nổi mụn và chảy máu. Nếu gặp tình trạng này bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Môi sưng do ảnh hưởng của cơ và thần kinh
Một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ trên khuôn mặt có thể khiến môi bị sưng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Ví dụ hội chứng Melkersson-Rosenthal gây sưng ở môi và mặt cũng như tê liệt một số cơ.
Môi bị sưng đỏ do chấn thương
Khi bạn có vết thương trên môi thì, chẳng hạn như vết cắt, vết xước, vết bầm tím hoặc tai nạn, bị va đập vật cứng thì môi bị sưng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, một số trường hợp khác như cắn trúng môi, xỏ lỗ trên môi, chấn thương răng, vấn đề nha khoa, nhiễm trùng miệng hoặc nướu,...
Môi bị sưng do vô tình cắn phải
Môi sưng do bệnh lý
Nhiều người lo lắng vì không biết môi bị sưng là bệnh gì. Loại trừ những nguyên nhân tạm thời thì môi tự nhiên bị sưng có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm như ung thư môi, viêm đường ruột. Do đó bạn chớ nên chủ quan.
Môi bị sưng có nguy hiểm không?
Nếu bị sưng môi do những nguyên nhân như vết bầm tím, va đập, cắn trúng môi thì không đáng lo ngại, sẽ thuyên giảm sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu môi sưng ngứa do vấn đề bệnh lý, do nhiễm virus thì người bệnh không nên xem thường, đặc biệt là ung thư môi.
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư môi:
- Xuất hiện các vết loét quanh miệng, có dạng cục, gây đau đớn kéo dài, khó khăn trong việc ăn uống
- Thay đổi màu sắc môi: môi màu đỏ ửng và có thể chuyển sang nhợt nhạt hoặc đen sạm,...Lúc này, da môi cũng trở nên thô dày, xơ cứng, nhiều trường hợp còn bị nứt nẻ, chảy máu môi
- Xuất hiện các khối u: giai đoạn bệnh diễn tiến nặng, ở khoang miệng xuất hiện các khối u lớn, có thể đi kèm triệu chứng sưng hàm hoặc sưng hạch,...
Da cơ thể bị nóng trong dẫn tới hiện tượng môi bị sưng
Bị sưng môi khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu chỉ xuất hiện triệu chứng sưng môi đơn thuần bạn có thể điều trị tại nhà. Ngược lại nếu xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề, sưng miệng/lưỡi, vết sưng kéo dài hơn 24 giờ thì cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trường hợp bị mụn trứng cá dạng nang cần đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra, đề phòng các khối u phát triển đáng ngờ trên hoặc dưới bề mặt môi.
Cách xử lý khi môi bị sưng đỏ, ngứa ngáy
Kiểm tra và vệ sinh môi
Trước tiên cần kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ vùng môi bị sưng bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ. Lưu ý chỉ rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh tránh gây tổn thương môi.
Tiếp theo nên kiểm tra lưỡi và bên trong má. Nếu xuất hiện u cục hoặc các tổn thương khác thì cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Cách xử lý khi môi sung ngứa
Điều trị sưng môi bằng thuốc
- Sưng môi do dị ứng: dùng thuốc kháng histamin
- Sưng môi do viêm: dùng thuốc chống viêm
- Sưng môi do nhiễm vi khuẩn, virus: dùng thuốc kháng virus, vi khuẩn
- Trường hợp sưng môi do liên quan đến các bệnh lý khác cần cấp cứu ngay
10 cách trị sưng môi tại nhà hiệu quả
Chườm lạnh giảm sưng môi
Chườm lạnh giúp giảm lượng máu tới vùng bị chấn thương, giảm sưng môi hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý không áp trực tiếp đá lạnh lên da hoặc môi. Dùng túi hoặc khăn lạnh gói 1, 2 viên đá rồi chườm lên môi trong 5 - 10 phút. Có thể thực hiện lặp lại cách nhau vài giờ.
Gợi ý cách làm môi bớt sưng tại nhà
Trị sưng môi bằng chườm nóng
Cả chườm nóng và chườm lại đều có tác dụng trị sưng môi từ những cơ chế tác dụng khác nhau. Với cách chườm nóng, bạn lấy một túi trà đen ngâm vào nước nóng trong 10 phút, lấy ra để nguội bớt rồi chườm vào môi.
Cách trị sưng môi tại nhà bằng mật ong
Mật ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương. giảm viêm, làm dịu ngứa.
Lấy một miếng bông thấm ít mật ong rồi xoa nhẹ lên môi, giữ trong 20 phút sau đó rửa với nước lạnh. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày.
Cách trị sưng môi bằng mật ong
Cách trị sưng môi hiệu quả bằng bột nghệ
Nghệ cũng là một chất có tính kháng viêm, giúp giảm sưng, khử trùng, cải thiện tình trạng sưng đau đáng kể. Bạn có thể bôi kem nghệ rất tiện lợi hoặc dùng bột nghệ trộn đều với nước, đắp lên vùng môi bị sưng. Sau đó rửa lại với nước ấm.
Cách trị sưng môi bằng bột nghệ
Trị môi sưng đỏ bằng nha đam
Gel nha đam sẽ nhanh chóng làm dịu cảm giác nóng rát, sưng đỏ khó chịu ở môi. Nha đam chứa nhiều nước, có tính mát và còn có đặc tính kháng viêm. Bạn lấy phần gel trong suốt nhẹ nhàng thoa vào vùng môi bị sưng, có thể lặp lại 2 - 3 lần trong ngày.
Nha đam có tính chất làm mát vùng da bị đỏ rát
Cách trị sưng môi bằng baking soda
Cách này rất hiệu quả với những trường hợp sưng môi do dị ứng hoặc bị côn trùng cắn vì chất này vô trùng và giúp kháng viêm. Cách thực hiện là trộn dung dịch gồm 3 thìa baking soda và 1 thìa nước thành hỗn hợp sệt, thoa lên môi trong 5 - 7 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
Cách giảm sưng môi bằng baking soda
Cách trị sưng môi bằng dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tính sát khuẩn mạnh mà không gây bỏng rát, không làm tổn thương da nên được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu.
Bạn dùng tinh dầu tràm trà trộn với lô hội, thoa lên môi và massage nhẹ nhàng từ 1 - 2 phút. Giữ hỗn hợp trên môi trong 10 phút rồi rửa bằng nước lạnh.
Cách trị sưng môi bằng dầu tràm trà
Cách trị sưng môi tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây hại trên da. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu dừa vào chỗ môi bị sưng, giữ nguyên như vậy trong vài giờ sẽ thấy tình trạng môi bị sưng đỏ giảm đi đáng kể.
Cách trị sưng môi tại nhà bằng dầu dừa
Trị sưng môi bằng chiết xuất cây phỉ
Chiết xuất cây phỉ được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ đặc tính làm sạch, giảm viêm và chống sưng. Bạn trộn 1 thìa dầu cây phỉ và 3 thìa muối, dùng bông thấm dung dịch thoa lên môi và để trong 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, lặp lại 1 - 2 lần/ngày.
Trị sưng môi bằng chiết xuất cây phỉ
Cách trị sưng môi bằng giấm táo
Cách trị sưng môi bằng giấm táo
Giấm táo có thể giúp giảm sưng do có khả năng chống phù và viêm đồng thời diệt khuẩn. Bạn pha loãng 1 thìa dấm táo với 1 thìa nước, dùng bông thấm dung dịch thoa lên môi, để trong vài phút rồi rửa lại. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để môi nhanh khỏi.
Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân khiến môi bị sưng đỏ. Đừng nên chủ quan mà hãy sớm tìm cách xử lý kịp thời và tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ sớm nhé!

Nguyễn Mai Anh
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...