- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Dị ứng hải sản có vỏ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Dị ứng hải sản có vỏ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Hải sản - một loại thức ăn khá phổ biến của người dân vùng biển, và đó cũng là thức ăn phổ biến của nhiều người, nhưng những loại hải sản có vỏ có thể gây dị ứng ở một số người, tại sao vậy?
Dị ứng hải sản có vỏ là triệu chứng không còn quá xa lạ gì đối với chúng ta, vậy dị ứng hải sản có nguy hiểm hay không? Biểu hiện ra sao? Điều trị như thế nào?
Để biết được những kiến thức bổ ích ấy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Tìm hiểu chung
Dị ứng vỏ hải sản là gì?
Dị ứng vỏ hải sản là phản ứng bất thường của hệ thống hệ miễn dịch trong cơ thể đối với protein của một số hải sản nhất định, những hải sản có vỏ bao gồm như: tôm, cua, tôm hùm, bạch tuộc, mực, sò điệp…
Đây chính là bệnh lý có những biểu hiện từ nặng đến nhẹ, nhẹ thì bị ngạt mũi nhẹ, còn nặng thì cũng có thể đe dọa đến tính mạng.
Vì sao lại bị dị ứng hải sản?
Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định protein trong các loại tôm, cua, mực... là dị nguyên, cơ thể sản sinh kháng thể rồi kích hoạt những chất trung gian gây ra dị ứng.
Tuy nhiên không phải ai ăn hải sản cũng bị dị ứng, theo nghiên cứu bạn có thể bị dị ứng ở những đối tượng như sau:
- Những người có cơ địa nhạy cảm.
- Trẻ em
- Những đối tượng có tiền sử gia đình bị dị ứng hải sản.
Mức độ phổ biến khi mắc bệnh
Hải sản có vỏ chính là chất gây dị ứng phổ biến nhất, đây cũng là một số những loại dị ứng nguy hiểm, góp phần làm tăng số lượng những trường hợp nhập viện vì dị ứng thức ăn.
Dấu hiệu, triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng hải sản có vỏ
Những triệu chứng phổ biến của dị ứng hải sản có vỏ chúng ta có thể điểm qua:
- Phát ban, ngứa, hoặc chàm
- Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng hoặc những sản phẩm khác.
- Người bị dị ứng cảm thấy khó thở, khò khè
- Đau bụng tiêu chảy cũng là một trong những biểu hiện thường gặp khi dị ứng hải sản
- Một số trường hợp còn chóng mặt, ngất xỉu.
- Ngứa ran trong miệng.
Như ở trên đã nói, những biểu hiện của dị ứng có thể có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng và đe dọa tính mạng của con người ( sốc phản vệ), phản ứng sốc phản vệ của cơ thể với hải sản có vỏ hoặc bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được cấp cứu, đòi hỏi điều trị bằng tiêm epinephrine và đưa đến phòng cấp cứu ngay.
- Một số dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm
- Cổ họng bị sưng, hay nghẹn trong cổ họng.
- Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng
- Mạch đập nhanh
- Chóng mặt, bất tỉnh
Trên đây không phải là tất cả những triệu chứng được đề cập của dị ứng vỏ hải sản, nếu bạn có bất cứ những thắc mắc nào, hoặc có dấu hiệu nào khác thường sau khi ăn hải sản hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ
Khi bạn có triệu chứng dị ứng thực phẩm trong một khoảng thời gian ngắn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ, hoặc những chuyên gia về dị ứng để có thể được điều trị kịp thời, phát hiện và điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất, trường hợp xảy ra sốc phản vệ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào dẫn đến dị ứng hải sản có vỏ
Dị ứng thức ăn gây ra bởi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá, hệ thống miễn dịch coi protein có trong hải sản có vỏ là chất độc hại dẫn đến sản sinh ra kháng thể để chống lại protein đó, kháng thể này chính là chất gây dị ứng.
Lần sau khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ phóng ra histamine và những hóa chất gây ra dị ứng.
Đối với mỗi hải sản có vỏ sẽ chứa những protein khác nhau:
- Hải sản giáp xác: tôm, cua càng, tôm càng, tôm hồng, tôm nhỏ
- Hải sản thân mềm: mực, ốc, bạch tuộc, nghêu, hàu, sò điệp.
Nếu người dị ứng với hải sản có vỏ thì có thể ăn một số loại hải sản khác, và ngược lại có một số cố trường hợp phải tránh tất cả những hải sản có vỏ.
Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
Hầu hết những trường hợp bị dị ứng hải sản đều có biểu hiện nổi mề đay trên da và cơ cảm giác ngứa họng, những triệu chứng này có thể nhanh chóng thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì nhiều khi dị ứng hải sản có thể gây ra sốc phản vệ về không được chữa trị kịp thời.
Dị ứng hải sản có thể làm bùng phát những bệnh lý như sau:
- Viêm da cơ địa
- Chàm
- Hen suyễn
- Viêm mũi, viêm xoang
- Sốt
- Rối loạn hệ tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi
- Trẻ em bị dị ứng hải sản thường chậm lớn, chán ăn, kém phát triển...
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai có nguy cơ mắc dị ứng vỏ hải sản
- Bạn có nguy cơ mắc dị ứng vỏ hải sản nếu như gia đình bạn có người dị ứng với hải sản có vỏ.
- Dị ứng vỏ hải sản có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường thấy nhất chính là người lớn, đặc biệt là phụ nữ.
- Còn ở trẻ em, dị ứng hải sản có vỏ phổ biến nhất ở những bé trai.
Điều trị dị ứng hải sản có vỏ
Những kỹ thuật y tế chẩn đoán dị ứng hải sản có vỏ
Để xác định bạn có thật sự bị dị ứng hải sản có vỏ hay không, bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số những xét nghiệm trên da. Cụ thế:
Lấy một lượng nhỏ chất gây dị ứng sẽ đưa vào da, nếu bạn có dị ứng với chất này tại vùng da đó sẽ đỏ lên sau vài phút, cùng với đó những hiện tượng tế bào mast giải phóng histamin và những chất trung gian hóa học.
Ngoài ra để xác định chính xác bạn có bị dị ứng hải sản có vỏ hay không bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán, xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm kháng thể đặc hiệu với những tác nhân gây dị ứng.
Phương pháp điều trị nào có thể dùng để điều trị dị ứng vỏ hải sản
Cách duy nhất để có thể ngăn chặn phản ứng dị ứng hải sản có vỏ đó chính là tránh những loại hải sản đó, thế nhưng dù có cố gắng như thế nào thì bạn cũng không thể chắc chắn sẽ không vướng phải những loại đó một lần trong đời.
Nếu bạn bị nhẹ bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để giảm những dấu hiệu, triệu chứng, cũng như ngăn ngừa tiến triển nghiêm trọng của những triệu chứng.
Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với hải sản có vỏ ( Sốc phản vệ) bác sĩ có thể sẽ tiêm khẩn cấp epinephrine.
Mẹo chữa dị ứng hải sản tại nhà
Chữa những vấn đề về da
Phần lớn những trường hợp dị ứng hải sản đều có ít nhiều biểu hiện lên da, bạn có thể cải thiện bằng cách:
Tắm nước mát/ chườm lạnh: Có thể cải thiện sưng đỏ, ngứa ngáy.
Uống nhiều nước: Bạn nên uống 2 - 3 lít nước/ ngày để duy trì độ ẩm cho da, duy trì thân nhiệt.
Sử dụng tinh dầu tràm trag: Tinh dầu tràm trà có tác dụng giêm, ngứa hiệu quả.
Dùng kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm 2 - 3 lần/ ngày để tăng cường sức đề kháng co ca, bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại.
Xử trí những triệu chứng hô hấp
Bên cạnh những tổn thương da, dị ứng hải sản có thể gây ra một số những vấn đề về sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt. Bạn có thể giảm nhanh những triệu chững này bằng cách:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, làm dịu niêm mạc hô hấp, giảm nhanh tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi.
Súc miệng với nước muối ấ,: cải thiện tình trạng ngứa họng, so , sổ mũi... do dị ứng hải sản.
Uống nước mật ong ấm: Uống nước mật ong ấm cũng có tác dụng giảm ngứa họng, ho, sổ mũi...do dị ứng hải sản hiệu quả.
Cách làm dịu những triệu chứng ở hệ tiêu hóa
Với những trường hợp bị dị ứng hải sản có thể sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, bạn có thể xử lý bằng cách biện pháp dưới đây:
Gây nôn: Những trường hợp khó chịu dạ dày và đường ruột bạn có thể kích thích nôn mửa hải sản ra ngoài.
Uống trà gừng: Trà gừng có tính ấm, giúp giảm lạnh bụng hiệu quả, có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy do dị ứng hải sản hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế dị ứng hải sản có vỏ
Thói quen hàng ngày có thể giúp bạn hạn thiểu khả năng mắc dị ứng hải sản có vỏ, bạn nên lưu tâm những vấn đề sau đây:
- Tìm hiểu kỹ thực đơn món ăn khi ăn ở quán lạ
Không ăn tại một nhà hàng hải sản, hoặc mua bán quá lâu ở chợ cá bởi một số người cũng có thể phản ứng ngay cả khi hít phải hơi nước, hoặc hơi nấu hải sản. - Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận để có thể tránh được những loại hải sản có vỏ mà mình bị dị ứng.
- Hãy cho mọi người biết, để họ không gọi những món ăn mà bạn bị dị ứng.
- Nếu trường hợp con bạn còn nhỏ bị dị ứng, hãy nói cho những thầy cô chăm sóc con bạn để họ có thể phòng tránh.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về dị ứng hải sản có vỏ, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích. Các bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân nếu thấy hữu ích nhé.
Để biết được những tin tức thú vị khác, bạn vui lòng theo dõi website nhathuocsuckhoe.com, những tin tức ấy sẽ được cập nhật hàng ngày.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...