- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Nguy hiểm không? Điều trị và phòng bệnh ra sao?
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Nguy hiểm không? Điều trị và phòng bệnh ra sao?

Đi ngoài ra máu là vấn đề là dấu hiệu bệnh gì? Ai thường mắc phải? Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không? Nếu bị đi ngoài ra máu bệnh nhân cần phải làm gì?
- Hiện tượng đi ngoài ra máu
- Nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu tươi
- Những tác hại của đi ngoài ra máu
- Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
- Khi nào bệnh nhân đi ngoài ra máu nên đi khám bác sĩ
- Những phương pháp chẩn đoán bệnh đi ị ra máu
- Điều trị đi ngoài ra máu bằng cách nào?
- Phương pháp phòng ngừa đi ị ra máu
Đi ngoài ra máu tươi hầu như bất cứ ai cũng mắc phải một lần trong đời, được coi là vấn đề sức khỏe bình thường tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài cũng là một cảnh báo đối với sức khỏe của bạn.
Do đó khi đi đại tiện ra máu bạn cần hết sức lưu ý, hãy trang bị những kiến thức được nhà thuốc sức khỏe chia sẻ qua bài đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Nguy hiểm không? Điều trị và phòng bệnh ra sao? Trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhất đối phó với bệnh.
Hiện tượng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng khi đi đại tiện phân có lẫn máu, hoặc đi ngoài ra máu cuối những lần đi vệ sinh, máu có màu đỏ tươi, thậm chí thâm đen.
Là hiện tượng có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, tùy mỗi nguyên nhân mà dẫn đến bệnh có nguy hiểm hay không.
Nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu tươi
Đi cầu ra máu có thể do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, cụ thể có thể do những nguyên nhân khác nhau:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể sẽ gây ra hiện tượng chảy máu khi đi ngoài, là bệnh lý phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng.
Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể do: Béo phì, phụ nữ có thai, táo bón, tiêu chảy mãn tính…. Để cải thiện bệnh lý này bạn cần có chế độ sinh hoạt điều độ, ăn nhiều hoa quả, ngâm nước ấm….
» Xem thêm: Chữa bệnh trĩ hiệu quả
Rò ống tiêu hóa
Giữa hậu môn và da hoặc trực tràng có thể xuất hiện những lỗ rò, tình trạng này sẽ gây rò dịch ống tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc máu nên gây ra hiện tượng đi cầu ra máu.
Đi ngoài ra máu do các vết nứt
Những vết nứt ở mô hậu môn cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu, để cải thiện tình trạng này người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ giúp làm mềm phân.
Viêm túi thừa
Tí thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột, túi thừa thường có vấn đề khi bạn ăn ót hoa quả, thực phẩm như rau xanh, chất xơ…. túi thừa bị chảy máu khiến phân bạn đi ngoài có lẫn máu.
Viêm trực tràng
Đường cuối tiêu hóa là trực tràng, phần cuối trực tràng lại là hậu môn, trực tràng có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên viêm trực tràng cũng là nguyên nhân dẫn đến đi cầu ra máu.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột sẽ khiến phân bạn có lẫn nhiều máu và cách chất nhầy, nguyên nhân do ruột bị nhiễm khuẩn.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như: Ung thư đại tràng, Polyp, Sa trực tràng, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục….
Những tác hại của đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng bình thường gặp phải ở nhiều người, tuy nhiên nếu như hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm khác, cụ thể những tác hại như:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt
Đi ngoài ra máu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tinh thần của người bệnh, ngoài ra những người bị mắc bệnh đại tràng đi ngoài ra màu còn kèm theo những triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, mất ngủ….
Đi ngoài ra máu khiến bạn bị thiếu máu trầm trọng
Nếu đi ị ra máu thời gian dài không được chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hiệu quả, thiếu máu dẫn đến những hoạt động cơ thể bị suy giảm, nặng hơn có thể là ngưng trệ, ở những bệnh nhân bệnh nặng, thiếu máu có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất kiểm soát.
Đi ị ra máu có ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục
- Đa số những người đi ị ra máu thường có biểu hiện mệt mỏi, ngứa rất khó chịu ở vùng hậu môn vì vậy cũng có rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
- Suy giảm sức đề kháng khi bệnh nhân đi cầu ra máu
- Đi ngoài ra máu do hệ tiêu hóa hoạt động thiếu hiệu quả, ít nhiều cũng ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của ban.
Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đi ị ra máu, trong đó cũng có cả những nguyên nhân nguy hiểm đến sức khỏe và không.
Nhiều người cho rằng, đi ngoài ra máu là do hiện tượng nóng trong người nên chủ quan, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài mà không tìm hướng khắc phục sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:
Tình trạng đi ngoài ra máu sẽ kèm theo những triệu chứng đau, ngứa rát vùng hậu môn khiến bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao: Đi ngoài ra máu cũng là biểu hiện của những bệnh lý về ung thư dạ dày, trực tràng, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm dẫn đến ung thư.
Thiếu máu
Nếu đi ngoài ra máu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bạn bị thiếu máu dẫn đến những vấn đề sức khỏe: choáng, ngất, tụt huyết áp…
Tóm lại: Khi xuất hiện những hiện tượng đi ngoài ra máu thì dù sao đi nữa cũng không nên chủ quan, xem thường, nên chủ động đi thăm khám để được điều trị nhanh chóng.
Khi nào bệnh nhân đi ngoài ra máu nên đi khám bác sĩ
Để xác định được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám sớm để theo dõi những triệu chứng:
- Thời gian đi đại tiện kéo dài nhiều ngày
- Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, bệnh nhân sốt cao, nôn nao
- Sức khỏe bị giảm sút, sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đại tiện mất kiểm soát, hình dạng kết cấu phân thay đổi.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh đi ị ra máu
Để có thể chẩn đoán được chính xác đi ngoài ra máu, bạn có thể sử dụng phương pháp như sau để chẩn đoán:
- Nội soi
- Siêu âm
- Chụp khung đại trực tràng
- Chụp lớp cắt cộng hưởng từ
Điều trị đi ngoài ra máu bằng cách nào?
Sử dụng thuốc
Uống thuốc kháng sinh - giảm đau: Aspirin, Cephalosporins
Thuốc bôi: Trimebutine, Titan dioxide…
Sử dụng can thiệp của y khoa
Được sử dụng khi bệnh nặng, đã sử dụng thuốc nhưng không thể cải thiện, tình trạng đi ngoài ra máu đã xuất hiện những biến chứng đối với sức khỏe.
Điều trị đi ngoài ra máu bằng những mẹo dân gian tại nhà
Rau diếp cá chữa đi ngoài ra máu hiệu quả
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, nên được đánh giá là loại rau ‘vàng’ để cải thiện tiêu hóa trong đó có đi ngoài ra máu.
Lá ngải cứu
lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có thể sử dụng để ngừa đi ngoài ra máu nhờ vào tính ấm với công dụng rất nhuận tràng.
Rau sam chữa đi ngoài ra máu
Trong Đông y, ram sam giúp nhuận tràng, kháng viêm, kích thích lưu thông máu hiệu quả vì thế giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu.
Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi có tác dụng bổ thận âm, là bài thuốc chữa bệnh trĩ và đi ngoài ra máu hiệu quả.
» Xem thêm: Cách chữa đi cầu ra máu
Phương pháp phòng ngừa đi ị ra máu
Song song với những thông tin về cách nhận biết và điều trị bệnh, thì phương pháp phòng ngừa đi ngoài ra máu cũng là việc mà những chuyên gia khuyên bạn nên chú ý:
- Tập thói quen đi đại đúng giờ, không nên rặn vì có thể gây tổn thương vùng hậu môn.
- Thường xuyên vận động cơ thể để thúc đẩy lưu thông mái.
- Tránh để tâm trạng bồn chồn lo lắng, cáu giận sẽ khiến niêm mạc ruột co bóp mạnh hơn, hạn chế lưu thông máu nên bệnh sẽ nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hiệu quả.
- Duy trì thói quen uống nhiều nước điều này sẽ giúp phân mềm ra, dễ dàng đi hơn.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Lời kết
Đi ngoài ra máu tuy là vấn đề sức khỏe bình thường nhưng bạn cũng không nên chủ quản vì nếu diễn ra lâu ngày cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, hy vọng bài chia sẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Nguy hiểm không? Điều trị và phòng bệnh ra sao sẽ giúp cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...