- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Đau lưng: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả
Đau lưng: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả

Đau lưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đau lưng ảnh hưởng đến đến công việc, đau lưng khiến cơ thể người bệnh uể oải, chán nản, lo lắng….
Có thể nói đau lưng chính là căn bệnh phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại, vì quá phổ biến nên hầu hết mọi người thường có suy nghĩ coi thường bệnh dẫn đến hậu quả cơ thể yếu ớt, cuộc sống gia đình, công việc bị đảo lộn…
Đau lưng là căn bệnh tuy không gây hại trực tiếp đếm cơ thể tuy nhiên nó cũng chính là dấu hiệu sức khỏe bạn đang nằm ở mức cảnh báo nếu dấu hiệu này kéo dài, vậy nên nếu bạn đã và đang bị bệnh đau lưng thống thị thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé, có thể bạn sẽ tìm ra giải pháp cứu vãn tấm lưng cho mình đấy.
Đau lưng là gì?
Đau lưng chính là căn bệnh bạn thường gặp, những cơn đau lưng sẽ khiến bạn phải chịu đựng những cơn nhức mỏi, đứng không được, ngồi không xong, nằm cũng chẳng khá hơn. Nếu như trước kia đau lưng chỉ thường xuất hiện ở nam giới, những người có tuổi thì hiện nay bệnh đã xuất hiện cả ở nữ giới, và độ tuổi mắc phải cũng đang dần trẻ hóa.
Theo thống kê mới nhất, có tới 34% người trong độ tuổi từ 16-24 mắc chứng đau lưng, trong khi đó tỷ lệ người trên 65 tuổi mắc là 38%, tùy mức độ đau và mức độ nguy hiểm khác nhau.
Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp bệnh đau lưng
+ Đau lưng thường xuất hiện khi bệnh nhân xách những vật nặng, đi xe xóc, bên cạnh đó còn có những dấu hiệu sau
+ Những cơn đau thường âm ỉ, xuất hiện ngay cả khi vận động hoặc nghỉ ngơi.
+ Cơn đau có thể xuất hiện thành từng đợt, có thể diễn ra vào ngày hoặc đêm
+ Cơ thể mệt mỏi, chân yếu, đi nhanh mỏi, chóng mặt
+ Có thể thay đổi đốt cột sống, gù vẹo 1 bên
+ Hoạt động, sinh hoạt, làm việc khó khăn
+ Những cơn đau có thể tăng dần khi thay đổi thời tiết, lao động nặng nhọc.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng , dựa vào biểu hiện và cách điều trị người ta chia làm các nguyên nhân sau:
Đau lưng do căng cứng, quá tải
Giãn dây chằng lưng: Tình trạng này thường thấy ở người già, giãn dây chằng khiến người bệnh hoạt động khó khăn, đau không cúi được, không đứng thẳng được.
Căng cơ: Căng cơ thắt lưng do những chấn thương làm cho gân ở đâu bị kéo hoặc bị rách
Do cấu trúc xương khớp có vấn đề
Những tổn thương do cấu trúc xương: Thoát vị địa đệm, rách đĩa đệm, viêm khớp, đau thần kinh tọa, viêm khớp…
Ngồi lâu bị đau lưng:
Với những người lười vận động, ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế cúng chính là nguyên nhân dẫn đến đau lưng, những cơn đau mỏi lưng do nguyên nhân này có thể lan sang cả các vùng lân cận.
Gây tê tủy sống gây đau lưng:
Trường hợp gây tê tủy sống thường áp dụng cho các ca phẫu thuật từ vùng thắt lưng trở xuống, bệnh đau lưng xuất hiện khi gây tê gặp tác dụng phụ.
Bệnh đau lưng không rõ nguyên nhân:
Cũng có nhiều bệnh nhân tự nhiên bị đau lưng mà không có bất cứ lý do nào cả, các chuyên gia chẩn đoán khi bạn đau lưng mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đang mắc: Thoát vị đĩa đệm, rách bao xơ, lao cột sống, dây thần kinh bị chèn ép…
Các yếu tố gây nguy cơ đau lưng
+ Mang thai, kinh nguyệt
+ Những người nghiện thuốc lá
+ Do di truyền
+ Do tuổi tác
+ Những người lạm dụng thuốc tây
+ Nghề nghiệp
Đau lưng có mấy loại
Do những nguyên nhân, biểu hiện khác nhau vậy nên đau lưng được chia làm 3 loại
Đau lưng trên: đây là kiểu bệnh lý gây đau vị trí vùng ngực, dưới cổ, cột sống, dọc theo xương sườn, bệnh xuất hiện thường do ngồi sai tư thế, hoặc do chấn động do chơi thể thao.
Đau lưng giữa: kèm theo ran hoặc tê ở lưng giữa, bệnh có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm, viêm khớp.
Đau lưng dưới: Đây chính là dấu hiệu của căn bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt dấu hiệu của các căn bệnh về cột sống: Thoái vị đĩa đệm, thoát vị địa đệm…
Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ
Để đảm bảo phát hiện bệnh sớm, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên khoa khi có những dấu hiệu trên, một lần nữa mình xin nhắc lại lần nữa bạn không nên xem thường bệnh, vì càng lâu dài bệnh sẽ trở nên nặng hơn, khó điều trị, dễ biến chứng.
Để có thể sớm chấm dứt căn bệnh thì ngay từ những triệu chứng đầu tiên như: thường xuyên đau âm ỉ vùng lưng, đau mỏi, đau từng cơn, cúi gập khó khăn, xoay người khó, hoặc có hiện tượng đau lưng kết hợp với đau vùng bụng, sốt… thì bạn hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán
Đối với những bác sĩ chuyên khoa thì chỉ cần nhìn qua dáng ngồi, đi, đứng , hoặc dùng búa cao su xem phản xạ xương,là họ cũng đủ để chẩn đoán bệnh rồi.
Trường hợp nặng bác sĩ còn kết hợp một số biện pháp chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp MRI để kiểm tra hình dạng xương và các bộ phận liên quan như dây chằng, sụn, mô, dây thần kinh và mạch máu, sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm: Xét nghiệm về viêm, tế bào vi khuẩn,, xét nghiệm gan, dạ dày..
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng hiệu quả
+ Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều.
+ Dùng các thuốc giảm đau.
+ Điều trị nguyên nhân (kháng sinh, chống ung thư …)
+ Dùng các thuốc giãn cơ khi có co cơ.
+ Kết hợp điều trị vật lý, châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng, xoa bóp.
+ Sử dụng một số biện pháp đặc biệt khi cần: Tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào đĩa đệm, kéo giãn cột sống.
+ Trường hợp nếu bệnh đã nặng bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
+ Chế độ sinh hoạt khoa học để phòng ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh
Cách phòng chống bệnh đau lưng
+ Để phòng chống bệnh đau lưng, chúng ta nên có một lối sau khoa học:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục để duy trì sự dẻo dai cho các khớp xương.
+ Không hút thuốc
+ Giữ cân nặng ở mức tối ưu để tránh áp lực ở các khớp xương.
+ Xác định phom dáng chuẩn khi đứng, ngồi nằm và vận động.
+ Hạn chế mang vác nặng.
+ Khi bạn đã bị bệnh đau lưng, bạn cần thiết phải nghỉ ngơi đầy đủ. Hầu hết các chứng đau lưng được giảm xuống sau một vài ngày nghỉ ngơi. Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng càng sớm càng tốt các cơ bụng và cơ thắt lưng để sớm phục hồi.
Nếu vẫn không thuyên giảm, hãy dà
+ Trong thời gian dưỡng bệnh, cần hạn chế làm những việc nặng nhọc như khuâng vác, bê đồ nặng… Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ.
+ Lưu ý người bệnh không lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm của Tây Y nếu không muốn gặp phải những hệ lụy nguy hiểm. Và đặc biệt, người bệnh nên kết hợp chữa trị từ trong ra ngoài: giảm đau bên ngoài và tái tạo phục hồi xương bên trong.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện về bệnh đau lưng, hy vọng qua bài viết bạn sẽ có những kiến thức sâu để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...