- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Chuột rút co cứng: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả
Chuột rút co cứng: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả

Ai trong chúng ta cũng ít nhiều bị chuột rút, hầu hết ai cũng coi đó là biểu hiện hết sức tự nhiên, thế nhưng theo các chuyên gia thực chất không phải như vậy…
- Chuột rút co cứng là gì?
- Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh chuột rút co cứng
- Nguyên nhân dẫn đến chuột rút co cứng
- Những ai có nguy cơ mắc bệnh chuột rút co cứng?
- Khi nào bệnh nhân chuột rút co cứng nên đến gặp bác sĩ?
- Điều trị hiệu quả chuột rút co cứng hiệu quả
- Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa, hạn chế diễn tiến của chuột co cứng
<p>Khi bị chuột rút hay nhìn thấy người khác bị chuột rút đã bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao lại như vậy hay chưa? Mình biết là khi các bạn có mặt và theo dõi bài viết này thì cũng có đôi chút quan tâm đến những kiến thức xung quanh vấn đề chuột rút co cứng đúng không nhỉ?
Không để các bạn phải chờ lâu nữa, sau đây mình sẽ trả lời những thức mắc ấy dựa trên cơ sở lấy ý kiến từ các bác sĩ y khoa và tự bản thân tìm hiểu, mời các bạn theo dõi nha.
Chuột rút co cứng là gì?
Chuột rút co cứng ( chuột rút) là hiện tượng co thắt đột ngột ngoài ý muốn, gây đau dữ dội bắp thịt, cử động khó khăn, chuột rút thường xảy ra ở bắp thịt , thường gặp phổ biến nhất là ở cẳng chân, bắp đùi, cánh tay, bàn chân và bụng.
Thời gian những cơn chuột rút cơ cứng ghé thăm thường kéo dài vài giây đến vào phút, thông thường chuột rút không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn đang lái xe, ngồi gần bếp lửa, đang bơi… thì hậu quả lại vô cùng nguy hiểm đấy.
Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh chuột rút co cứng
Hiện nay vẫn chưa có những dấu hiệu xác định khi bạn sắp bị chuột rút co cứng, thế nhưng khi đã bị bạn thường thấy có những dấu hiệu sau đây:
+ Cơ thể không thể kiểm soát được tình trạng cơ
+ Người bị chuột rút co cứng không thể thư giãn được cơ
+ Đau mỏi ở các cơ bị ảnh hưởng, cơ bị co giật gây mất chức năng tạm thời.
Nguyên nhân dẫn đến chuột rút co cứng
+ Do mất nước: Khi cơ thể bạn bị thiếu nước các dây thần kinh sẽ nhạy cảm hơn trước những tác động vật lý, từ đó xảy ra tình trạng co thắt để tạo áp lực cảnh báo cho hệ thần kinh, từ đó những cơn co thắt ( chuột rút khóc chịu diễn ra).
+ Thiếu khoáng chất: cụ thể mất cân bằng natri, canxi, magie, và kali từ đó có thể dẫn đến chuột rút.
+ Viêm khớp: Chứng bệnh này ảnh hưởng tới các mô tại khu vực sưng viêm, đồng thời chúng cũng làm tổn hại đến các dây thần kinh bên cạnh, khi những tổn thương này chưa được phục hồi bất cứ hoạt động nào liên quan tới khu vực ấy cũng xảy ra căng cơ ( chuột rút).
+ Đứng, ngồi quá lâu: Đây chính là thói quen khá xấu, khiến cơ mỏi và gây ra hiện tượng chuột rút co cứng.
+ Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, quá trình tuần hoàn sẽ gây nên rối từ đó cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của cơ bắp, và cũng có thể gây chuột rút cơ cứng.
+ Hoạt động trong thời gian dài: Khi các dây thần kinh từ vỏ não bị tổn thương, các cơ sẽ cứng lại gây nên hiện tượng này.
+ Tập luyện quá sức: Khi các cơ không thích ứng kịp với cường độ tập luyện, bạn sẽ dễ dàng gặp phải những chấn thương vật lý, trong đó có chuột rút.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh chuột rút co cứng?
Bất cứ ai cũng có thể mắc chuột rút co cứng, thế nhưng bệnh phổ biến hơn ở những người lớn tuổi ( 60 tuổi trở lên).
Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ bị chuột rút co cứng:
+ Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở lên, nguyên nhân do thiếu canxi, magie, so sức nặng và độ lớn tử cung gây chèn ép vào các mạch máu.
+ Những người ngồi làm việc lâu ở một tư thế
+ Các vận động viên thể thao, người leo núi, cơ thể bị mất nước, mất muối…
+ Chuột rút khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ natri, canxi, magie và kali trong máu.
Khi nào bệnh nhân chuột rút co cứng nên đến gặp bác sĩ?
Bình thường chuột rút chỉ diễn ra thời gian ngắn ( vài giây đến vài phút) chứng này không kéo dài không gây nguy hiểm, nhưng nếu biểu hiện này lặp đi lặp lại nhiều lần thì rất có thể cơ thể bạn đã có vấn đề, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Do mỗi người một cơ địa khác nhau nên bạn bắt buộc phải đến xin ý kiến bác sĩ y khoa, không điều trị theo phương pháp của người khác.
Điều trị hiệu quả chuột rút co cứng hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chuột rút co cứng
Khi bạn chia sẻ cho bác sĩ những biểu hiện và tiền sử bệnh bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán được bệnh cho bạn mà không cần bất cứ xét nghiệm cầu kỳ nào?
Phương pháp điều trị chuột rút co cứng hiệu quả
Khi bị chuột rút muốn mau khỏi hãy thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Ngừng mọi vận động, thư giãn, thả lỏng cơ
+ Nhẹ nhàng xoa bóp cơ, trường hợp này bạn có thể dùng dầu nóng để làm làm nóng cơ thịt bị co thắt.
+ Ngay lập tức sơ cứu vị trí bị chuột rút: Ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có cách sơ cứu khác nhau, cụ thể:
. Bắp chân: Nhẹ nhàng vươn duỗi chân theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
. Bắp đùi: Kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay còn lại ấn đầu gối xuống
. Chuột rút cơ xương sườn: Đầu tiên bạn hãy hít thở sâu, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng bắt thịt vùng ngực.
+ Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà nóng, cafe, nước cam, nước chanh
+ Sau khi đã qua cơn đau, bạn nên uống nước ấm để thư giãn bắp thịt.
Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa, hạn chế diễn tiến của chuột co cứng
Thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế bệnh chuột rút co cứng
+ Nhớ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời bổ sung thêm canxi, magie, kali, thuốc thư giãn bắp cơ, uống nước ấm
+ Không nên hoạt động quá sức, sau khi hoạt động ko ngồi ngay mà nên thư giãn cơ
+ Hạn chế, hoặc nếu bạn hay bị chuột rút cơ cứng không nên tham gia các trò chơi mạo hiểu một mình
+ Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị
+ Cần liên hệ ngay đến bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để có những biện pháp kịp thời.
Phương pháp phòng ngừa bệnh chuột rút co cứng hiệu quả
+ Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tập thói quen uống nước đều đặn chứ không phải khi nào khát mới uống.
+ Tập thói quen tập thể dục cho đôi chân, thường xuyên vận động, hoặc đổi tư thế ngồi
+ Mang giày vừa với chân, nếu đi giày cao gót thì độ cao vừa đủ
+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Vitamin, khoáng chất…
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để kịp thời ứng phó với những lần ghé thăm bất chợt của chuột rút co cứng.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...