- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Chốc lở: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả
Chốc lở: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả

Chốc lở chính là là căn bệnh ngoài da khá phổ biến thường gặp, bệnh lý này gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, và cuộc sống người bệnh…
Chốc lở xuất hiện trong cơ thể người do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đầu tiên bệnh lý này thường không có những biểu hiện cụ thể nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh ngoài da khác, dẫn đến khi bệnh đã biến chứng gây nên những hậu quả về da vô cùng nghiêm trọng cho da, hiểu được chốc lở chính là bệnh lý cần được xã hội quan tâm bài viết hôm nay Nhà Thuốc Sức Khỏe tổng hợp tất cả những kiến thức bạn PHẢI BIẾT về căn bệnh này, các bạn quan tâm hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu chung
Chốc lở là gì?
Chốc là căn bệnh về da, xuất hiện những vết loét gây đau, và rất dễ lây lan, bệnh lý này có khả năng xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, đặc biệt là vùng da quanh mũi, miệng, bàn tay, chân, là có thể xảy ra nhiều nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh chốc lở
Khi bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng dần bạn sẽ có những biểu hiện sau đây:
+ Ngứa và đau vùng da bị nhiễm trùng
+ Có xuất hiện mụn nước, những con mụn này rất dễ vỡ tạo thành những vết loét đỏ, về sau đóng thành lớp màng màu vàng trên da.
+ Bệnh lý này xuất hiện phổ biến nhất ở vùng mũi, quanh miệng và bàn tay.
+ Nếu bệnh nhân không có những biện pháp điều trị kịp thời thì rất dễ tạo thành những lớp loét sâu, gây nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết những vùng bị nhiễm trùng.
Khi nào bệnh nhân bị chốc lở nên đến gặp bác sĩ
Chốc lở là căn bệnh rất dễ lây nhiễm, cùng với đó khi biến chứng thì rất khó có thể chữa lành được, chính vì thế khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ rằng bản thân đang mắc chốc lở, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân gây nên bệnh chốc lở
Nguyên nhân hàng đầu gây nên chốc lở chính là da bị nhiễm vi khuẩn ( Bị vi khuẩn tiếp xúc với vùng loét).
Hai vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh chốc lở chính là: Liên cầu khuẩn ( Streptococcus) hoặc tụ cầu khuẩn ( Staphylococcus), nếu những vấn đề về da: chàm, nhiễm độc cây thường xuân, côn trùng cắn, vết bỏng, những tổn thương da...bị một trong hai loại vi khuẩn kể trên đi vào cơ thể thông qua những vết thương đó thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh chốc lở.
Sau khi bị cảm lạnh, dị ứng, làm cho vùng da dưới mũi bị thô cũng có thể đó chính là nguyên nhân gây nên bệnh chốc lở, ngoài ra làn da khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh chốc lở.
Nguy cơ mắc bệnh chốc lở
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh chốc lở
+ Trẻ em chính là đối tượng mắc bệnh chốc lở phổ biến nhất ( do da và hệ miễn dịch còn kém).
+ Với người trưởng thành ít gặp bệnh nhất, thông thường chỉ mắc bệnh khi có những tổn thương nhất định, bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
+ Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở:
. Tuổi tác: Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ em
. Thời tiết: Thời tiết ẩm thấp, ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
. Môi trường sống: Người bình thường sinh hoạt với người mắc bệnh cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh.
. Cấu trúc da bị phá vỡ: Khi cấu trúc da bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập hơn vào cơ thể, thậm chí có nhiều khi chúng cũng có thể xâm nhập vào vết thương da mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Điều trị hiệu quả bệnh chốc lở
Những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chốc lở
Đây chính là căn bệnh dễ dàng chẩn đoán với những biểu hiện lâm sàng trên da, tuy nhiên để biết rõ hơn nguyên nhân là do vi khuẩn nào tấn công bác sĩ sẽ tiến hành chiết dịch từ vết loét để làm xét nghiệm để biết được những phương pháp khắc phục.
Ngoài ra nếu cơ thể người bệnh xuất hiện những dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
Những phương pháp điều trị chốc lở hiệu quả
Một số phương pháp điều trị chốc lở phổ biến:
+ Sử dụng thuốc bôi: Thuốc hoặc kem bôi có chứa kháng sinh bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm khuẩn.
+ Uống thuốc kháng sinh: nếu bạn không thể bôi thuốc ngoài da.
+ Ngâm da với nước ấm để loại bỏ phần mài trên da ( việc loại bỏ màng cứng này giúp kháng sinh thẩm thấu vào da nhanh hơn để nhanh chóng điều trị vi khuẩn).
Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thêm liều điều trị, hoặc thực hiện những tác động xấu lên da ( vì nếu sai cách bệnh chốc lở sẽ không khỏi mà còn khiến da bị ảnh hưởng xấu đi).
Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để theo dõi bệnh, để có những biện pháp khắc phục khi chốc lở có những chuyển biến nặng lên.
Chế độ sinh hoạt giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của bệnh
+ Giữ vệ sinh: Giữ vệ sinh sạch sẽ ( đặc biệt là vùng da mắc bệnh, hoặc những vùng da có nguy cơ nhiễm khuẩn).
+ Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân: Những đố dùng như: quần áo, khăn mặt, chăn gối… để tiêu diệt vi khuẩn khi chúng ẩn nấp, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
+ Ngoài ra bạn nên: cắt ngắn móng tay, móng chân. mặc đồ thoáng mát, dễ chịu, sử dụng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh nơi ở sạch sẽ … để hạn chế ẩn nấp của vi khuẩn.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về căn bệnh chốc lở, hy vọng bài viết cung cấp đến các bạn những tin tức mới mẻ và hữu ích từ đó bạn sẽ trang bị được nhiều kiến thức hơn để phòng ngừa bệnh cho bản thân, cho những thành viên trong gia đình.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh, các bạn vui lòng liên hệ hotline hoặc website để có được giải đáp thắc mắc miễn phí nhé.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...