- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Biểu hiện của bệnh trầm cảm là gì? Có nguy hiểm hay không? Khi nào người bị trầm cảm phải đi bác sĩ, nguyên nhân bệnh trầm cảm là gì? Điều trị như thế nào?
Theo thống kê, hiện nay bệnh trầm cảm khá phổ biến trong xã hội, theo những bác sĩ chuyên khoa tâm thần nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt đời người đó chính là 15 - 25%, bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào ( nữ giới mắc bệnh phổ biến hơn).
Bệnh trầm cảm thường biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên ở mức độ nhẹ người bệnh rất khó khăn để có thể phát hiện được bệnh ( nhất là ở giai đoạn nhẹ dễ điều trị).
Vậy Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn theo dõi qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu chung
Trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm (Depression) được hiệu chính là một chứng rối loạn khí sắc, gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú mới tất cả mọi thứ, thời gian thì kéo dài dai dẳng.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cách nghĩ , nhìn nhận và cách hành xử của bạn, nếu nặng có thể ảnh hưởng đến tinh thần cũng như thể chất của bạn.
Bệnh trầm cảm dẫn đến tình trạng tâm trạng lúc nào cũng buồn bực, không thể vui vẻ hòa đồng với bạn bè, gia đình, cảm thấy cuộc sống vô nghĩa và muốn tự sát.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì?
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm chung
- Trầm cảm chính là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp, những triệu chứng thường thấy nhất của bệnh trầm cảm bao gồm:
- Cảm giác buồn bã, hay bất hạnh
- Khó chịu hay thất vọng, ngay cả đối với những vấn đề nhỏ nhất.
- Vô cảm, không quan tâm đến những cuộc vui bình thường.
- Giảm khả năng tinh dục
- Mất ngủ, hoặc ngủ rất nhiều
- Dễ kích động, lúc nào tâm trạng cũng bồn chồn
- Thói quen ăn uống thay đổi, trầm cảm gây ra giảm sự thèm ăn, giảm cân, tuy nhiên ở một số trường hợp lại gây ra cảm giác muốn ăn và tăng cân
- Suy nghĩ chậm, nói hoặc cử động cơ thể nhiều
- Do dự, đãng trí
- Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, mất năng lượng
- Cảm giác tội lỗi bao trùm, hoặc lưu luyến những thất bại về quá khứ, hay đổ lỗi cho chính mình.
- Khó khăn trong tư duy, ghi nhớ, và quyết định ( thường hay do dự).
- Hay khóc về một lý do nào đó không rõ ràng
- Thường xuyên nghĩ về cái chết, hoặc có ý định tự tử.
- Với một số người, những triệu chứng trầm cảm nặng có biểu hiện rõ ràng, trầm cảm thường đến với mỗi người theo những cách khác nhau, bởi vậy những dấu hiệu cũng không giống nhau, do đó bạn cần để ý bản thân, người thân nếu có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào để có những giải pháp kịp thời.
Những triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ em, thiếu niên
Ở trẻ nhỏ, những biểu hiện của bệnh trầm cảm bao gồm cảm giác buồn bã, khó chịu, thất vọng lẫn lo lắng.
Còn biểu hiện trầm cảm ở thiếu niên chính là cảm giác lo lắng, tức giận, tránh giao tiếp đối với xã hội.
Có dấu hiệu thay đổi suy nghĩ và giấc ngủ, đối với trẻ em thường có thay đổi về hành vi, và tinh thần.
Những triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi
Ở người lớn tuổi trầm cảm rất dễ bị bỏ qua với những biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ hoặc mất quan tâm đến giới tính - có thể dường như được gây ra bởi bệnh khác.
Biểu hiện trầm cảm ở người lớn tuổi chính là họ không hài lòng với cuộc sống hiện tại, chán nản, bất lực cảm thấy bản thân vô giá trị. Họ muốn ở nhà, sự giao tiếp, sợ ra ngoài xã hội.
Người lớn tuổi khi bị trầm cảm có nguy cơ tự tử cao nhất, vì họ thường có cảm giác chán nản, bất lực, vô dụng trong cuộc sống, nên muốn chết, muốn giải thoát.
Những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm
Trầm cảm có thể là do những nguyên nhân sau đây:
- Nội sinh: Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân, có những giả thiết cho rằng trầm cảm có thể mắc do di truyền, những yếu tố tự miễn, môi trường sống xã hội chưa thực sự rõ ràng.
- Trầm cảm do căng thẳng, do áp lực với những nguyên nhân do: công việc, gia đình, con cái, phá sản, hay những chuyện có thể đột ngột xảy ra.
- Trầm cảm cũng có thể do xuất hiện những bệnh lý, hay chấn thương tác động đến não bộ.
- Cũng có nhiều trường hợp bị trầm cảm không rõ nguyên nhân.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã xác định những yếu tố nhất định, có thể làm tăng nguy cơ phát triển, bao gồm:
- Có thân nhân sinh học với bệnh trầm cảm
- Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nam giới
- Người thường xuyên bị tổn thương
- Có thân nhân sinh bị nghiện rượu
- Trầm cảm sau sinh
- Có tâm trạng chán nản như đứa trẻ
- Có một căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, Alzheimer hoặc HIV / AIDS.
- Người hay bị quan, có lòng tự trọng thấp.
- Người nghiện rượu, nicotin hay bất hợp pháp ma túy.
- Là người nghèo
- Sử dụng nhiều thuốc huyết áp cao, thuốc ngủ.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm hay không?
Những biến chứng của bệnh trầm cảm có thể kể đến:
- Lạm dụng quá nhiều rượu bia
- Sử dụng chất kích thích
- Lo âu
- Bị bệnh tim
- Ảnh hưởng đến công việc, trường học
- Gia đình xung đột
- Cô lập, khó hòa đồng với xã hội
- Tự tử
…
Để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, khi bạn có những dấu hiệu kể trên hãy nhanh chóng làm các xét nghiệm y khoa và tâm lý. Khám và các xét nghiệm.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khi có dấu hiệu bệnh trầm cảm
Khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị trầm cảm, họ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để nắm bắt tâm lý, ngoài ra để có thể chẩn đoán được rõ ràng bệnh hơn, cần có những phương pháp như sau:
Khám lâm sàng
Những phương pháp đơn giản như đo chiều cao, cân nặng kiểm tra những dấu hiệu của nhịp tim, phổi và kiểm tra bụng.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh trầm cảm
Bác sĩ có thể làm một xét nghiệm máu được gọi là máu toàn phần, bạn cũng có thể được kiểm tra tuyến giáp để biết chắc về hoạt động của nó.
Đánh giá tâm lý
Để kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm bác sĩ hoặc những chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện với bệnh nhân để hiểu được suy nghĩ và mức độ trầm cảm, cảm xúc và các mẫu hành vi.
Bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng hiện tại và những triệu chứng tương tự trong quá khứ, thảo luận về tất cả những lý do gây nên tổn thương
Phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả
Dùng thuốc trị trầm cảm
Có một số loại thuốc được dùng để điều trị trầm cảm, thuốc thường được phân loại theo cách thức chúng ảnh hưởng đến tự nhiên hóa chất trong não để thay đổi tâm trạng người bệnh.
Tuy nhiên dùng thuốc cần theo chỉ định của chuyên gia.
Điều trị về mặt tâm lý
Tư vấn tâm lý đó chính là phương pháp điều trị trầm cảm thường thấy nhất, điều trị trầm cảm bằng phương pháp tâm lý chính là cách nói chuyện để biết được về tình trạng, những vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng sức khỏe và tinh thần.
Điều trị bằng tâm lý còn được gọi là trị liệu, là cách nói chuyện tư vấn tâm lý trị liệu
Trị liệu ECT
Với phương pháp ECT dòng điện đường truyền qua não, thủ tục này có thể ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh trong não, phương pháp này hiệu quả với cả những trường hợp trầm cảm nặng, ngay cả khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Điều trị trầm cảm nội trú trong bệnh viện
Tùy mức độ khác nhau bạn có cần phải nằm viện hay không, với những trường hợp bệnh nặng việc nằm lại bệnh viện để theo dõi là điều cần thiết, vì nếu những trường hợp mắc bệnh nặng thì nếu không được chăm sóc và quan tâm đúng cách rất khó để lại những hậu quả khôn lường.
Những liệu pháp hỗ trợ trầm cảm tốt nhất
Những kỹ thuật được sử dụng để cải thiện triệu chứng trầm cảm tốt nhất bao gồm:
- Châm cứu
- Yoga
- Thiền
- Hướng dẫn hình ảnh
- Massage trị liệu
Lời kết: Như vậy trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh trầm cảm, hy vọng bài chia sẻ cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích để giải đáp những thắc mắc “Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?”
Cảm ơn bạn, chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...