- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh Pellagra: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh Pellagra: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh Pellagra thường chỉ được phát hiện khi người bệnh đã xuất hiện những triệu chứng bên ngoài cơ thể. Vậy nguyên nhân căn bệnh này do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Bệnh Pellagra có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác khiến người bệnh chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương nội tạng, hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh Pellagra là gì?
Bệnh Pellagra là tình trạng cơ thể rối loạn vitamin PP, xảy ra khi cơ thể thiếu niacin hoặc tryptophan hoặc thiếu cả hai và mất cân bằng các acid amin. Chứng bệnh này thường xảy ra ở người ăn kiêng ngô hoàn toàn hoặc dù có ăn ngô nhưng đã bị hấp hoặc nấu chín.
Bệnh Pellagra đặc trưng bởi tam chứng “3 chữ D”: viêm da (Dermatitis, tiêu chảy (Diarrhea) và giảm trí nhớ (Dementia). Những tổn thương trên da được phát hiện ở vùng hở, nặng lên vào mùa xuân hè và giảm vào mùa đông.
Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Phụ nữ mang thai hay phụ nữ sau sinh cũng là nhóm đối tượng dễ mắc phải. Pellagra không thể tự khỏi nếu như không được điều trị kịp thời. Ngoài tổn thương ở da còn có thể dẫn đến tổn thương nội tạng, hệ thần kinh và thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Pellagra
Bệnh Pellagra do rối loạn chuyển hóa vitamin PP gây nên (thường là do thiếu hụt vitamin PP). Vitamin PP gồm 2 chất là axit nicotinic hay còn gọi là niacin và axit nicotinic hay còn gọi là nicotinamit. Bệnh nhân thuộc trường hợp này không chỉ thiếu vitamin PP mà còn thiếu các vitamin B1, B2, B6.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin PP:
- Ăn ngô hoặc lúa miến nguyên chất không qua chế biến
- Chỉ ăn ngô và ăn lúa miến mà không ăn thêm các loại ngũ cốc khác
- Rối loạn hấp thụ của cơ quan tiêu hoá do thiếu vitamin PP và các vitamin nhóm B khác như B1, B2, B6
- Những người muốn giảm cân, đặc biệt là giảm cân sau sinh, chỉ ăn chế độ hoàn toàn bằng rau
- Kém hấp thu các chất dinh dưỡng
- Ăn uống mất cân bằng axit amin có thể ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp niacin của cơ thể
- Chán ăn tâm thần
- Tiêu chảy kéo dài
Ngoài những yếu tố trên, một số nguyên nhân khác cũng có khả năng dẫn đến bệnh Pellagra là:
- Rối loạn chuyển hóa axit amin tryptophan
- sử dụng thuốc có ảnh hưởng tới chuyển hóa và hấp thu vitamin PP như: rimifon, sulfamid, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm
- Pellagra còn xuất hiện do bệnh nhân có khối u ác tính
Triệu chứng bệnh Pellagra
Bệnh pellagra đặc trưng bởi tam chứng "3 chữ D": Viêm da (dermatitis), tiêu chảy (diarrhea) và giảm trí nhớ (dementia).
Giai đoạn đầu
Trước khi bệnh khởi phát, bệnh nhân thường có những biểu hiện ban đầu như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy. Tổn thương da thường xuất hiện vào mùa hè, sau đó có những đợt bệnh hoặc tái phát theo mùa.
Các thay đổi về thường gặp nhất ở vùng da bị cọ xát nhiều hay tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Biểu hiện ban đầu thường là ban đỏ ở vùng mu tay kèm theo ngứa và cảm giác rát bỏng, tổn thương đối xứng và da hơi phù nề nhẹ.
Ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện mụn nước sau vài ngày bị ban đỏ, các tổn thương liên kết với nhau thành bọng nước rồi vỡ ra. Trong một số trường hợp khác xuất hiện các vảy da khô màu nâu.
Giai đoạn tiếp theo
Ở giai đoạn này, tổn thương trên da trở nên cứng, khô ráp, dễ vỡ màu hơi nâu. Thượng bì các ngón tay dày và các nếp gấp bị xóa. Xuất hiện các vết nứt đau ở lòng bàn tay và ngón tay.
Nếu người bệnh không được điều trị sớm để tình trạng tổn thương kéo dài, da sẽ trở nên cứng hơn, khô hơn. Các mụn nước dễ vỡ và trên da phủ một lớp vảy màu hơi đen do xuất huyết. Vị trí tổn thương hay gặp là ở mặt, cổ, mu của tay và chân, các vị trí khác thường hiếm gặp hơn. Người bệnh có cảm giác ngứa, nóng ở vùng thương tổn.
Vị trí thương tổn da:
- Ở mặt: thương tổn hay gặp ở hai bên vành tai, rãnh mũi, má (có khi tạo thành hình cánh bướm), trán, cằm, tháp mũi (ít khi xuất hiện ở mi mắt).
- Vùng tam giác cổ áo.
- Mu tay, mặt duỗi cẳng tay, mu chân
Vị trí thương tổn niêm mạc:
- Viêm môi, viêm lợi.
- Âm đạo, âm hộ, hậu môn, bìu cũng có khi bị thương tổn với tính chất da khô, dày, có vảy da
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Pellagra
- Rối loạn tâm thần: Mệt mỏi về tinh thần, thể chất, chóng mặt, đau các dây thần kinh, rối loạn thị giác, nhìn không rõ, vẻ mặt lạnh nhạt, giảm trí nhớ hay buồn vô cớ, thiểu năng tinh thần.
- Tam chứng pellagra: nếu những triệu chứng càng trầm trọng bệnh càng nặng, bệnh nhân có thể giảm thân nhiệt toàn thân, liệt và trầm cảm pellagra. Có khi bệnh nhân sốt cao làm cơ thể suy sụp có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị bệnh Pellagra
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng và khoa học, nên ăn kèm thịt cá và các chất có nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B để phục hồi sức khỏe và đạm năng lượng cao
- Điều trị đặc hiệu là uống vitamin PP (niacinamide)+ Dành người lớn: người lớn có thể bổ sung khoảng 10 - 20mg/ngày. Đối với trẻ em: trẻ em (giới tính nam) từ 14 - 18 tuổi: liều dùng khoảng 16mg/ngày. Trẻ em (giới tính nữ) từ 14 - 18 tuổi: liều dùng chỉ khoảng 14mg/ngày.
- Sử dụng thuốc bong vảy: salicylic 5%
- Sử dụng kem chống nắng, kem kẽm để hạn chế và ngăn ngừa những tổn thương trên da
Phòng ngừa bệnh Pellagra như thế nào?
Để ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh này thì mỗi người cần biết cách phòng ngừa bằng cách nhớ những điều sau:
- Nên ăn nhiều loại ngũ cốc khác nhau thay vì chỉ ăn ngô, lúa miến, những loại ngũ cốc đơn thuần
- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào bữa ăn
- Bảo vệ da, che chắn và sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân đối, khoa học - Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá hay các chất kích thích
Lời kết
Hầu hết chúng ta đều chủ quan và ít ai biết rằng việc thiếu hụt một nhóm vitamin trong cơ thể lại dẫn đến chứng bệnh Pellagra nghiêm trọng. Bởi vậy mọi người cần nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, đồng thời chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...