- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh Parkinson là bệnh gì? Bệnh Parkinson có chữa được không?
Bệnh Parkinson là bệnh gì? Bệnh Parkinson có chữa được không?

Bệnh Parkinson là bệnh gì, có chữa được không, người bệnh sống được bao lâu? Những thông tin về bệnh sẽ có trong bài viết dưới đây.
- Bệnh Parkinson là bệnh gì?
- Nguyên nhân bệnh Parkinson
- Triệu chứng bệnh Parkinson
- Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson
- Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson
- Bệnh Parkinson có chữa được không?
- Cách điều trị bệnh Parkinson
- Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- Cách kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống hàng ngày. Càng căng thẳng thì triệu chứng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người lo ngại rằng bệnh này có chữa khỏi được không, cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Bệnh Parkinson là bệnh gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp khiến cho người bệnh cử động chậm chạp, chân tay bị run cứng, rối loạn về thăng bằng và đi lại khó khăn.
Bệnh Parkinson thuộc nhóm rối loạn vận động, thường thấy ở người cao tuổi, xu hướng mắc bệnh tăng lên khi tuổi thọ tăng.
Nguyên nhân bệnh Parkinson
Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh vận động Parkinson là do sự thoái hóa của hệ thần kinh. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng Dopamine trong cơ thể của người bệnh bị giảm đi đáng kể. Đó là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não và giữ vai trò trong việc cử động và phối hợp động tác của cơ thể
Tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh bị thoái hóa và chết đi mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh khác nhau như:
- Tuổi tác: lượng Dopamine bị giảm đi ở người cao tuổi
- Di truyền: nếu gia đình có người mắc bệnh Parkinson thì nguy cơ bạn mắc phải cũng cao hơn
- Chấn thương sọ não: ảnh hưởng đến hệ thần kinh
- Môi trường: người thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học,..) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường
Triệu chứng bệnh Parkinson
Run khi nghỉ
Triệu chứng run thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi,...ngay cả khi người bệnh trong trạng thái nghỉ. Run có thể tạm mất khi vận động, khi ngủ nhưng khi xúc động hoặc tập trung quá mức thì mức độ run tăng lên.
Triệu chứng này thường tập trung ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, cũng là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu tiên của bệnh.
Co cứng cơ
Chân tay cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng. Tại các vị trí như cổ, vai, lưng xuất hiện cảm giác tê cứng.
Giảm vận động
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động do cơ và xương bị co cứng. Dáng đi trở nên bất thường và khoảng cách giữa các bước đi ngắn dần. Đồng thời, tốc độ thực hiện các cử động hoặc di chuyển cũng giảm xuống, hoạt động đứng lên ngồi xuống diễn ra khó khăn, gây ra những cản trở trong sinh hoạt.
Thay đổi bất thường trong sinh hoạt
Triệu chứng bệnh Parkinson là những thay đổi bất thường trong sinh hoạt như thay đổi chữ viết, giọng nói, tính cách. Bệnh rối loạn thần kinh Parkinson làm mất các tác động tự nhiên của nét mặt. Người bệnh khó kiểm soát cơ nên giọng nói có thể bị thay đổi, chảy nước dãi không kiểm soát. Khi gõ vào gốc mũi, thì xuất hiện hiện tượng mí mắt rung giật.Người bệnh ít chớp mắt và khả năng nháy mắt cũng bị ức chế.
Ngoài ra, người mắc bệnh này cũng dễ bị thay đổi tính khí thất thường. Do não bộ thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng về tình huống.
Tư thế gấp
Tư thế gấp là hiện tượng các nhóm cơ bị tăng trương cơ lực làm dáng người hơi gấp về phía trước. Vì thế người bệnh dễ bị ngã.
Một số triệu chứng bệnh Parkinson khác như rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, hạ huyết áp, đổ mồ hôi quá nhiều, tiểu không tự chủ, táo bón,…Một số ít có thể có ảo thị, hoang tưởng, trí tuệ còn tốt, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…
Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson
Giai đoạn 1: các dấu hiệu ở một bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong sinh hoạt
Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng
Giai đoạn 3: các triệu chứng ở cả hai bên cơ thể, có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy bị hạn chế
Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần.
Giai đoạn 5: bệnh nhân không còn tự chủ được, phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Như đã nói, bệnh Parkinson có nguy cơ cao ở nhóm người cao tuổi, tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Xét về giới tính, nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được kể đến ở trên như tuổi tác, yếu tố di truyền, môi trường, tiếp xúc với độc tố,...
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Là một trong những căn bệnh rối loạn vận động do thoái hóa hệ thần kinh, vì vậy bệnh Parkinson có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người.
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn diễn tiến của bệnh.
Nếu người bệnh phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì bệnh vẫn được kiểm soát tốt.
Thực tế cho thấy hầu hết bệnh nhân duy trì được cuộc sống và công việc trong thời gian dài nhờ thuốc điều trị. Khi bệnh không còn đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.
Cách điều trị bệnh Parkinson
Cách điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc
Hiện nay, sử dụng thuốc điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson là phương pháp phổ biến. Người bệnh cần dùng thuốc liên tục trong suốt cuộc đời. Dựa vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể phối hợp các nhóm thuốc khác nhau để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Cách điều trị bệnh Parkinson bằng phẫu thuật
Khi bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng các phương pháp phẫu thuật như:
Làm tổn thương cấu trúc nhỏ trong não để thay đổi chức năng của nó
- Phẫu thuật định vị
- Phẫu thuật kích thích điện vùng liềm đen - thể vận
- Ghép mô thần kinh.
- Dùng tia gamma
Cách điều trị bệnh Parkinson bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể giúp hồi phục chức năng vận động, khắc phục tàn tật, giảm rối loạn thăng bằng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là phương pháp điều trị bệnh Parkinson phổ biến. Nó có thể giúp hồi phục chức năng vận động, khắc phục tàn tật, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, còn có các biện pháp phục hồi chức năng mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm:
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ: giúp người bệnh giảm các rối loạn về nói và nuốt.
Các bài tập luyện như: yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, rất có ích với người bệnh trong việc cải thiện khả năng vận động.
Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Lo ngại bệnh Parkinson có chữa được không và vấn đề tuổi thọ của người bệnh đã đặt ra câu hỏi bệnh nhân Parkinson sống được bao lâu. Bệnh Parkinson có xu hướng nghiêm trọng khi tuổi tác càng tăng cao, cản trở cuộc sống của người bệnh.
Trước đây, người bệnh Parkinson có thể chỉ sống khoảng 7 - 8 năm khi bước vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, các loại thuốc điều trị và phương pháp can thiệp: phẫu thuật, phục hồi chức năng,...Người bị bệnh Parkinson có thể kéo dài tuổi thọ đến 20 năm.
Cách kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh Parkinson
Bên cạnh việc dùng thuốc và các biện pháp điều trị khác, để kéo dài tuổi thọ như những người bình thường thì người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ kết hợp với tập luyện thể thao phù hợp.
Tập thể dục thể thao
Ngay ở giai đoạn đầu khi các triệu chứng xuất hiện nhưng có thể chưa rõ rệt, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên vận động để các cơ linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn, tránh bị run, co cứng cơ.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Cách để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh Parkinson đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường các loại rau củ, trái cây, bổ sung chất xơ, uống đủ nước để phòng ngừa chứng táo bón. Nên thường xuyên ăn các loại cá và thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho hệ thần kinh.
Thay đổi lối sống khoa học
Người bệnh Parkinson nên tránh cảm xúc tiêu cực, căng thẳng vì sẽ khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Thay vào đó nên giữ tâm trạng thoải mái, không lo âu,...
Một số bài tập như yoga, thiền, giúp người bệnh giữ tâm trạng thoải mái, giảm triệu chứng đau, tê, mỏi người,...
Như vậy, bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và kéo dài tuổi thọ đến 20 năm như người bình thường. Quan trọng là cần sớm nhận biết các triệu chứng bệnh và có biện pháp kịp thời sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...