- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh mãn tính là gì? Bệnh mãn tính có chữa khỏi được không?
Bệnh mãn tính là gì? Bệnh mãn tính có chữa khỏi được không?

Nhiều người mắc các bệnh lý mãn tính và luôn gặp khó khăn trong việc tìm phương pháp điều trị. Vậy bệnh mãn tính là gì và có chữa được không?
Hiện nay mọi người thường nghe rất nhiều đến thuật ngữ “mãn tính” khi nói về các căn bệnh liên quan đến sức khỏe nhưng chưa hiểu bệnh mãn tính là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào và có phương pháp điều trị dứt điểm không.
Bệnh mãn tính là gì?
Theo định nghĩa của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh mãn tính (hay cũng gọi là bệnh mạn tính) là bệnh tồn tại trong thời gian dài, kéo dài từ 3 tháng trở lên. Nhìn chung, các bệnh mãn tính thường không thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin hoặc chữa khỏi bằng thuốc, cũng như không thể biến mất.
Người bệnh sống chung với bệnh và có thể kiểm soát các triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh mãn tính đa phần là những bệnh không lây nhiễm, không bị gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, nấm. Bệnh cũng có thể trải qua các chu kỳ như phát triển nặng, được kiểm soát hoặc ổn định.
Đặc điểm của bệnh mãn tính
Có 4 đặc điểm của bệnh mãn tính:
- Quá trình hình thành bệnh phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố
- Có giai đoạn phát triển dài mà có thể không biểu hiện triệu chứng nào
- Bệnh kéo dài và có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác
- Suy giảm chức năng hoặc gây ra khuyết tật, tử vong
- Không có phương pháp chữa khỏi
Có những bệnh mãn tính nào?
- Ung thư.
- Suy thận mãn tính.
- Viêm gan mãn tính
- Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…
- Bệnh lý tâm thần kinh: sa sút trí tuệ, trầm cảm…
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não…
- Bệnh tự miễn: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, vẩy nến…
- Bệnh xương khớp mãn tính: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương…
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
- Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mạn, hen và khí phế thũng…
Xu hướng mắc bệnh mãn tính như thế nào?
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, xu hướng mắc bệnh mãn tính đang gia tăng. Điển hình là bệnh tim mạch, tiểu đường, suy giảm chức năng gan,...Nếu trước đây các bệnh cấp tính lây nhiễm như dịch hạch, sốt rét, nhiễm khuẩn là các bệnh thường gặp thì hiện nay các bệnh mãn tính không lây nhiễm ngày càng nhiều.
Thống kê Bộ Y tế Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ mắc và chết do bệnh lý không lây nhiễm năm 1976 lần lượt là 43%, 45% thì đến năm 2003 các tỷ lệ này là 61%, 59%. Cứ 10 người tử vong thì có đến 7 người do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, 43% số trường hợp tử vong trước 70 tuổi.
Ở Mỹ, các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đột quỵ và viêm khớp là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thống kê cho thấy có khoảng 80% người Mỹ trên 65 tuổi đang gặp phải ít nhất một tình trạng sức khỏe mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh mãn tính
Khi tìm hiểu bệnh mãn tính là gì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi nguyên nhân tại sao mắc bệnh mãn tính. Những nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc những bệnh không lây nhiễm kéo dài là:
- Sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc tiếp xúc với khói thuốc quá nhiều
- Sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
- Lười vận động, không thực hiện các chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn
- Lối sống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya
- Chế độ dinh dưỡng kém, ăn ít trái cây và rau củ quả, hấp thụ nhiều muối và chất béo xấu
- Sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Ngoài ra còn do tác động lâu dài của các yếu tố tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý,...gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của cơ thể.
Bệnh mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh mãn tính gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống của người bệnh.
Ảnh hưởng sức khỏe
Chắc chắn rồi, các bệnh mãn tính gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, suy kiệt thể chất, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Ảnh hưởng tinh thần
Bệnh mãn tính là bệnh gì, có nguy hiểm không? Bệnh không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng nặng nề tới tinh thần. Người bệnh thường có tâm lý chán nản, lo lắng, thất vọng,...Tình trạng này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu.
Nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm có thể phổ biến hơn ở những người mắc bệnh lâu năm. Trên thực tế, có tới một phần ba số người mắc bệnh mạn tính được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm.
Mệt mỏi dai dẳng và ngày càng tồi tệ hơn
Mỗi loại bệnh mãn tính gây ra một loạt các triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều bệnh có chung một số triệu chứng, bao gồm cả mệt mỏi và đau đớn. Những dấu hiệu này có xu hướng tăng lên cả về tần suất và mức độ cơn đau.
Bệnh mãn tính có thể gây tàn tật / tử vong
Bệnh mãn tính gắn liền trong suốt cuộc đời người bệnh. Theo thời gian, bệnh tình và các triệu chứng khác liên quan ngày càng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tàn tật. Có những trường hợp dẫn đến tử vong.
Giảm chất lượng cuộc sống
Bệnh mãn tính gây ra nhiều cản trở, bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh không thể thực hiện các hoạt động, gây suy giảm chức năng, phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quan. Vô tình càng tạo ra áp lực về tâm lý, tinh thần.
Bệnh mãn tính có chữa khỏi được không?
Bệnh mãn tính là bệnh lý không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân phải sống chung với bệnh cả đời. Tuy nhiên các triệu chứng có thể khắc phục và nâng cao chất lượng cuộc sống khi tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời cần sự kiên trì, không tự ý bỏ thuốc, bỏ điều trị.
Làm thế nào để sống chung với bệnh mãn tính?
Chủ động kiểm soát bệnh tình
Người bệnh cần chủ động kiểm soát tình hình mắc bệnh mãn tính của mình bằng cách luôn cập nhật thông tin và kiến thức về bệnh. Luôn ở tâm thế chủ động khi đương đầu với bệnh.
Nói không với rượu bia, thuốc lá
Rượu bia, thuốc lá là những thực phẩm nguy hại cho sức khỏe. Chúng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và bệnh phổi,…Bên cạnh đó, uống quá nhiều thức uống có cồn hoặc dung nạp chất kích thích mỗi ngày có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và bệnh gan.
Vì vậy nếu muốn sống chung với bệnh hãy nói không với rượu bia và thuốc lá.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của con người. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp để kiểm soát, trì hoãn và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm xanh, sạch, các loại rau củ, trái cây giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cung cấp năng lượng cho cơ thể từ ngũ cốc, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo trong bữa ăn. Ngược lại nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt cho sức khỏe.
Vận động và luyện tập
Hoạt động thể chất, tập luyện thể dục thể thao là cách để nâng cao thể trạng, cơ thể dẻo dai, linh hoạt và các căn bệnh cũng được đẩy lùi. Nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày cho các bài tập phù hợp hoặc vận động như đi bộ, chạy bộ,...
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
Giấc ngủ có vai trò quan trọng để cơ thể phục hồi năng lượng, các cơ quan được nghỉ ngơi và tái tạo. Thiếu ngủ, mất ngủ sẽ gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì và trầm cảm.
Do vậy, mỗi người nên ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bệnh mãn tính là gì cũng như những thông tin liên quan cần biết về bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát và trì hoãn tiến triển của bệnh nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ và có một lối sống khoa học, lành mạnh nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/chronicdisease/about/index.htm

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...