- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh lú lẫn có nguy hiểm không?
Bệnh lú lẫn có nguy hiểm không?

Do lối sinh hoạt phản khoa học, do ô nhiễm môi trường khiến cho số người mắc bệnh lú lẫn ngày càng nhiều và buồn hơn là có dấu hiệu trẻ hóa....
<p>“Mình tên là Minh, năm nay 28 tuổi, chị gái minh 35 tuổi, và gần đây tôi thấy chị thường có những biểu hiện của bệnh lú lẫn như: Hay quên, thường xuyên không biết mình định làm gì, đôi lúc lảm nhảm một mình... Gia đình tôi hiện tại rất lo lắng không biết mắc bệnh này có nguy hiểm không? Mong bác sĩ cho lời khuyên, cảm ơn bác sĩ”
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đúng là qua những mô tả ban đầu chúng tôi khẳng định chị bạn đã bị mắc triệu chứng lú lẫn, để giải đáp những băn khoăn của bạn và gia đình cũng như mọi người, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin dưới đây cho các bạn tham khảo nhé.
Lú lẫn là gì?
Lú lẫn chính là tình trạng người bệnh không có khả năng suy nghĩ mọi thứ rõ ràng, và nhanh chóng như người bình thường, Bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng, khó tập trung, khóa đưa ra quyết định, nếu tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến mê sảng.
Biểu hiện của bệnh lú lẫn
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh lú lẫn, là những biểu hiện bạn đầu nên nếu để ý bạn sẽ nhanh chóng nắm được bệnh và kịp thời điều trị.
+ Suy nghĩ lộn xộn hay vô tổ chức
+ Nói líu nhíu, từ ngữ hoặc ngập ngừng kéo dài khi phát biểu
+ Người không tỉnh táo
+ Thiếu nhận thức về thời gian, không gian
+ Quên mất nhiệm vụ ngay cả khi đang thực hiện
+ Thay đổi cảm xúc thất thường, lúc buồn, lúc giận, lúc kích động
+ Việc bé xé ra to, vì khó đưa ra hướng giải quyết, kết luận
+ Không biết mình là ai, không nhận ra người trong gia đình, người quen
+ Ảo tưởng, hoang tưởng, lúc nào cũng có cảm giác bất an có người muốn làm hại bạn
+ Hờ hững, thu minh: Thường xuyên ngồi một mình, không giao tiếp với ai, ít nói và liên tục làm việc không mục đích lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh
Nếu như trước kia triệu chứng lú lẫn chỉ xuất hiện ở người già thì hiện nay độ tuổi mắc bệnh đã trẻ hóa hơn rất nhiều, vậy cụ thể nguyên nhân ở đây là gì?
+ Lú lẫn do chấn động: Là tổn thương não do tổn thương vùng đầu, chấn động này có thể thay đổi mức độ tỉnh táo, phán quyết, phối hợp hành động với lời nói của một người, bạn có thể hành động, và nói nhưng bản thân không thể kiểm soát, đối với người bị lú lẫn do nguyên nhân này có thể xuất hiện ngay sau khi chấn động, hoặc sau đó vài ngày.
+ Mất nước: Cơ thế bạn mỗi ngày đều bị mấy nước thông qua tuyến mồ hôi, tiểu tiện, và các chức năng khác của cơ thể, nếu bạn không cung cấp đủ nước cơ thể sẽ rất dễ bị thiếu nước,điều này có thể ảnh hưởng đến chất điện giải trong cơ thể, mất nước có thể gây ảnh hưởng tệ đến các hoạt động sống của cơ thể, và đương nhiên rồi trong đó có cả não.
+ Thuốc: Dùng thuốc có thể bị lú lẫn, nghe có vẻ phi thực tế nhưng đó lại hoàn toàn là sự thật, bệnh lú lẫn thường xuất hiện khi bệnh nhân điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị, dùng hóa chất để diệt tế bào ung thư, bởi những biện pháp này dễ gây tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng não và gây lú lẫn.
+ Ngoài những nguyên nhân căn bản trên, bệnh lú lẫn còn xuất hiện bởi các yếu tố khác: Sốt, nhiễm trùng, hạ đường huyết, không ngủ đủ giấc, thiếu oxy, giảm nhanh nhiệt độ cơ thể, bệnh nhân trầm cảm, ô nhiễm môi trường….
Bệnh lú lẫn có nguy hiểm không?
Đây chính là thắc mắc trực tiếp của bạn Minh và tôi tin rằng của rất nhiều người khác nữa, vì hầu hết mọi người chưa từng chỉ ra bệnh lú lẫn sẽ nguy hiểm như thế nào? Nếu bạn hỏi bệnh lú lẫn có nguy hiểm hay không thì câu trả lời là ‘có chứ’ chả có một bệnh gì mà không nguy hiểm cả, mặt khác lú lẫn lại là triệu chứng liên quan trực tiếp của con người .
Ban đầu người bệnh sẽ chỉ có những biểu hiện bất thường như hay quên, nói nhảm, tạm thời chưa nguy hiểm gì, nhưng nếu để bệnh kéo dài bệnh nhân rất có thể sẽ chuyển sang mê sảng, quên hết người thân bạn bè, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, làm việc, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình.
Ở trường hợp chị gái bạn Minh chúng tôi khẳng định chắc chắn chị đã mắc chứng lú lẫn, và bạn Minh và gia đinh nên chú ý bệnh nhân đã bắt đầu trở nặng dần dần, gia đình cần chú ý đưa chị đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt để có những hướng điều trị kịp thời.
Khi nào người bệnh cần đi gặp bác sĩ?
Khi bạn thấy người thân, hoặc chính bản thân mình có những dấu hiệu kể trên, đừng ngần ngại bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do đâu: Do chấn thương, do nhiễm trùng, do thiếu chất… sau đó bác sĩ sẽ cho lời khuyên và có hướng giải quyết đúng và kịp thời. Chẩn đoán ban đầu của bác sĩ rất cần thiết vì sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Những ai có nguy cơ bị lú lẫn
Như ở trên đã chia sẻ đây là căn bệnh thường mắc ở người già, tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau triệu chứng này xuất hiện ngày càng phổ biến, không phân biệt độ tuổi, giới tính.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị lú lẫn:
+ Do tuổi cao
+ Phục hồi sau phẫu thuật
+ Lạm dụng ma túy
+ Nghiện rượu, nghiện thuốc lá
+ Bệnh lý não tiềm ẩn
Điều trị bệnh hiệu quả
Có hai phương chẩn đoán, phát hiện bệnh hiệu quả:
- Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán thừa cân: Bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và khám sức khỏe bệnh nhân để phát hiện những nguyên nhân gây bệnh: Xét nghiệm máu, đo điện não đồ, chụp CT, MRI giúp nhận biết bất thường trên phim.
Phương pháp điều trị bệnh: Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị bệnh khác nhau:
- Dùng các dược phẩm thường dùng: Tacrine với biệt danh là cognex, aricept (donepezil), rivastigmine hoặc exelon, galantamine (reminyl).
Có các nghiên cứu cho rằng sinh tố E, estrogen, một vài thảo dược như lá bạch quả cũng có công dụng phần nào đối với người lú lẫn.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân vì thế bạn nên tuân thủ theo đơn bác sĩ kê nhé.
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Chữa bệnh khó khăn, tốn kém nên việc phòng bệnh vẫn là hơn hết, dưới đây là tất cả những thói quen giúp bạn hạn chế được bệnh lú lẫn:
- Chế độ sinh hoạt:
Khuyến khích người bệnh vận động và sinh hoạt buổi sáng.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Hạn chế sinh hoạt ở những nơi có môi trường độc hại.
Thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng thần kinh.
- Chế độ dinh dưỡng:
Thực đơn cần xen kẽ nhiều món đảm bảo dinh dưỡng.
Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa mỗi ngày.
Thực đơn ăn uống dinh dưỡng cân bằng, kiêng đồ nhiều dầu mỡ, đường và muối.
Bài viết trên đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc bạn Minh về căn bệnh lú lâẫn, mong rằng bài viết cung cấp nhưững thông tin bổ ích và mới mẻ cho các bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng phản hồi tại đây
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Lưu ý: "Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. "

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...