- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh ho gà là gì? Dầu hiệu nhận biết và cách điều trị ho gà hiệu quả
Bệnh ho gà là gì? Dầu hiệu nhận biết và cách điều trị ho gà hiệu quả

Bệnh ho gà là gì, có khác ho bình thường không? Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Có thể điều trị ho gà tại nhà được không?...
Không chỉ mang đến những phiền toái, ho gà còn là dấu hiệu tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm bạn cần lưu ý. Cùng nhà thuốc sức khỏe tìm hiểu bệnh ho gà là gì? Dầu hiệu nhận biết và cách điều trị ho gà hiệu quả trong bài chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu chung
Bệnh ho gà là gì?
Ho gà được biết đến là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, ho gà có thể gặp phải ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh nên rất đáng lo ngại.
Ho gà là do vi khuẩn có tên khoa học là Bordetella pertussis, vi khuẩn gây nên bệnh ho gà Bordetella pertussis là dạng trực khuẩn có hai đầu nhỏ, không di động, chúng tồn tại bên ngoài môi trường được khoảng 1 tiếng.
Theo: https://en.wikipedia.org/wiki/Bordetella_pertussis
Con người là vật chủ duy nhất gây nên bệnh ho gà, người bị ho gà là nguồn lây truyền bệnh duy nhất. thời gian ủ bệnh ho gà kéo dài từ 7 - 20 ngày.
Nguyên nhân gây nên bệnh ho gà là gì?
Đường lây truyền: Bệnh ho gà có thể lây truyền qua đường hô hấp, hoặc người lánh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ho gà cũng có thể lây nếu người lành nói chuyện, hoặc sử dụng đồ của người bệnh.
Đối tượng mắc bệnh ho gà là ai?
Ho gà là bệnh lý về hô hấp xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc là trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng đủ 3 mũi cơ bản, trẻ em càng nhỏ thì càng khó chữa, bệnh càng nặng và dễ biến chứng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà
Tùy mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh riêng, cụ thể:
Giai đoạn viêm long đường hô hấp
Xuất hiện những triệu chứng tương tự với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: chảy nước mũi, ho húng hắng, sốt nhẹ.
Triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần, giai đoạn này thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh cảm lạnh và cảm cúm.
Giai đoạn khởi phát
- Giai đoạn này kéo dài 1 - 6 tuần, giai đoạn khởi phát điển hình là những cơn ho dữ dội, mỗi lần ho kéo dài 15 - 20 phút ho liên tục.
- Ở trẻ em nếu ho liên tục thường có dấu hiệu thiếu oxy, mặt tím tái, nước mũi chảy, người xanh xao yếu ớt.
- Sau mỗi lần ho, trẻ thường có xu hướng rít vào để lấy không khó, sau đó trẻ có thể ho khạc ra đờm có màu hơi trong, độ dính cao.
- Khi kết thúc mỗi đợt ho trẻ thở nhanh hơn để có thể bổ sung đầy đủ oxy cho phổi, ngoài ra ở một số trường hợp trẻ nôn mửa, mệt mỏi, sốt, quấy khóc…
Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn này những triệu chứng của bệnh bắt đầu giảm, cơ thể bắt đầu trở về trạng thái bình thường, tần suất ho cũng giảm.
Tuy nhiên, theo lời khuyên cả các chuyên gia, dù bị ho gà ở mức độ nào bạn cũng nên đi khám để được nhận tư vấn của bác sĩ, nếu bị tái phát lại có thể gây biến chứng sang viêm phổi.
Bệnh ho gà lâu ngày có nguy hiểm không?
Ho gà là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu bệnh mắc phải ở người trưởng thành và trẻ em vị thành niên những triệu chứng sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị, tuy nhiên ở trẻ nhỏ ( đặc biệt là trẻ sơ sinh) bệnh ho gà lâu ngày có thể gây ra biến chứng cho hệ hô hấp, ngoài ra cũng có thể gây biến chứng cho nhiều cơ quan khác:
- Viêm phế quản
- Ngưng thở
- Sa trực tràng
- Tràn khí phổi
- Vỡ phế nang
- Nặng hơn bệnh ho gà cũng có thể gây ra biến chứng viêm não, biến chứng này gây nên tình trạng tử vong rất cao.
- Một số biến chứng khác của trẻ bao gồm: sức khỏe suy yếu, chậm phát triển, biếng ăn, hệ miễn dịch bị suy giảm…
Chẩn đoán bệnh ho gà
Những triệu chứng của bệnh ho gà thường rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý về hô hấp bình thường, vì vậy để chẩn đoán bệnh bác sĩ cần:
- Xét nghiệm máu: Khi bị nhiễm vi khuẩn, trong máu người bệnh sẽ có tỷ lệ bạch cầu trong huyết tương tăng lên vài chục lần.
- Xét nghiệm dịch tiết: Vi khuẩn thường trú ở nước bọt và dịch tiết hô hấp, vì thế xét nghiệm nước bọt chính là các đơn giản để bác sĩ chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm PCR: đây được biết đến là phương pháp xét nghiệm hoạt phân tử, xét nghiệm này dùng để xác định vi khuẩn và 1 số virus.
- Chụp X quang: Trong trường hợp nghi ngờ bệnh đã ảnh hưởng đến phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x quang để đánh giá mức độ viêm và lượng dịch tồn đọng trong phổi.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành chẩn đoán một số những bệnh lý tương tự như: bệnh phó ho gà, viêm amidan mãn tính, viêm VA mãn tính…
Những phương pháp điều trị bệnh ho gà
Nguyên tắc điều trị ho gà là sử dụng kháng sinh phù hợp trong thời gian sớm nhất.
Điều trị y tế
Những em bé dưới 1 tuổi, bác sĩ sẽ điều trị nội trú để có thể nhanh chóng kịp thời những biến chứng ngưng thở, những cơn ho gây ngạt thở để có thể kịp thời hút đờm, thông hô hấp.
Khi sức khỏe của bé đã ổn định hơn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số thuốc kháng sinh, một số loại thuốc bao gồm: Erythromycin, Cephalosporin/ Amoxycillin…
Bác sĩ cũng có thể điều trị bệnh tại nhà
Trường hợp ho gà ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân cũng có thể điều trị bệnh tại nhà ( lưu ý bệnh nhân cần cách ly với người khác), những biện pháp phải kể đến:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để làm loãng dịch đờm, đồng thời ăn uống đủ chất, bổ sung thêm những sản phẩm tăng cường sức đề kháng.
- Nghỉ ngơi nhiều, phòng ốc nên vệ sinh sạch sẽ, thoáng và sáng sủa.
- Thường xuyên rửa mũi bằng nước súc miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngạt mũi….
- Hạn chế ra ngoài trong thời gian trị bệnh ho gà
- Nên vệ sinh tay, sát khuẩn tay thường xuyên.
Hướng dẫn cách phòng ngừa ho gà hiệu quả
Ho gà xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ, để phòng ngừa bệnh bạn nên:
Chú ý lịch tiêm phòng vắc xin cho bé.
Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Bordetella pertussis bạn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp như sau:
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những người nhiễm bệnh.
- Chăm chỉ rửa tay sát khuẩn, với trẻ em phụ huynh cần hướng dẫn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ.
- Nếu gia đình bạn có người bị ho gà cần cách ly ở một nơi riêng, tuyệt đối không cho tiếp xúc với trẻ em.
- Bổ sung những sản phẩm tăng cường sức khỏe để có một sức khỏe tốt.
Liên quan: Tìm hiểu thêm về bệnh ho gà
Bệnh ho gà - Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, bệnh lý
Lời kết
Ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp thiết, rất nguy hiểm cho trẻ em, bởi vậy việc tìm hiểu thật kỹ thông tin để có thể phòng ngừa và trị bệnh sao cho đúng cách.
Hy vọng bài chia sẻ bệnh ho gà là gì? Dầu hiệu nhận biết và cách điều trị ho gà hiệu quả sẽ cung cấp đến bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết!

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...