- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh giang mai là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả?
Bệnh giang mai là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả?

Bạn đang lo lắng không biết bệnh giang mai là bệnh gì? Những đối tượng dễ mắc nhất? Giang mai có nguy hiểm không…?
Khi bạn có mặt tại bài viết chắc chắn bạn đã ít nhiều quan tâm đến căn bệnh hoa liễu giang mai rồi đúng không nào? Tuy đây được đánh giá là bệnh ‘đáng sợ’ nhưng những kiến thức về chúng vẫn còn rất nhiều vấn đề mà người bệnh chưa thể hiểu hết.
Hiểu được thực trạng bệnh trên cũng như hiểu được tầm quan trọng của những kiến thức sẽ giúp cho mọi người có thể phòng và chống bệnh hiệu quả, bạn hãy dành ra vài phút cùng tìm hiểu kiến thức ấy qua bài viết dưới đây để trang bị những phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả nhé.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai chính là căn bệnh xã hội xuất hiện ở cả nam và nữ, đây chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay những ca mắc bệnh vẫn còn rất nhiều mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Giang mai xuất hiện là do một số xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra, căn bệnh này không những nguy hiểm mà còn có tốc độ lây lan khá nhanh nếu người lành có quan hệ tình dục với người bệnh không sử dụng biện pháp an toàn.
Người mắc bệnh xã hội giang mai không những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe bản thân, mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Nguyên nhân gây nên bệnh giang mai
Giang mai chính là bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, và cả nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh, mắc bệnh giang mai bởi những nguyên nhân dưới đây:
+ Do quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh: Con đường lây nhiễm chủ yếu của giang mai chính là qua đường tình dục, những cách quan hệ: âm đạo, hậu môn, quan hệ bằng miệng… không an toàn đều có thể bị nhiễm khuẩn treponema pallidum dẫn đến mắc bệnh giang mai.
+ Giang mai có thể lây từ mẹ sang con: Trẻ em cũng có thể mắc bệnh giang mai bẩm sinh nếu như mẹ mắc giang mai nhưng không biết vẫn có con, giang mai lây từ mẹ sang con có thể lây qua đường dây rốn, qua nước ối…
+ Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Khi tiếp xúc với vết thương hở người bệnh, máu người bệnh mang theo vi khuẩn có thể khiến bạn mắc bệnh.
+ Lây bệnh giang mai qua đường máu: Vô tình nếu truyền máu của người bệnh giang mai chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này
+ Một nguyên nhân cuối cùng nhưng hiếm gặp đó chính là ôm, hôn hoặc tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai
Tùy những giai đoạn khác nhau giang mai được chia làm 3 giai đoạn khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn 1
Kể từ khi nhiễm khuẩn (3 tuần đến 3 tháng), trên cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những vết loét ở những vị trí: hậu môn, cơ quan sinh dục, quanh miệng. Vết loét không đau, không ngứa có thể tự đóng vảy.
Giai đoạn 2
Sau mấy tuần bị loét da, đến giai đoạn 2 những xoắn khuẩn đã đi vào máu và gây tổn thương nhiều đến da hơn, một số biểu hiện chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra đó là:
+ Ăn uống không ngon miệng, gây sút cân trầm trọng
+ Xuất hiện mụn cóc có chứa mủ ở vùng háng
+ Các hạt bạch huyết bị sưng
+ Xuất hiện những đốm trắng trong khoang miệng
+ Đau nhức xương khớp.
Giai đoạn này tuy đã gây tổn thương đến những bộ phận thế nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến những tổ chức của cơ thể, giai đoạn này nếu được phát hiện bệnh vẫn sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.
Giai đoạn 3
Đây chính là giai đoạn đã xảy ra những biến chứng, có thể một số bộ phận sẽ mất chức năng phối hợp, dẫn đến những tình trạng: tàn phế, câm, điếc, sa sút trí tuệ, liệt dương, thậm chí nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Khi nào bệnh nhân bị giang mai nên đến gặp bác sĩ
Giang mai chính là bệnh xã hội nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong chính vì thế khi thấy bất cứ dấu hiệu nào hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán và chữa bệnh sớm bạn sẽ nhanh chóng phục hồi bệnh.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh giang mai
Có rất nhiều những căn bệnh lây qua đường tình dục, trong đó giang mai chiếm 2 - 5%, như ở trên mình đã chia sẻ, giang mai là bệnh rất dễ lây nhiễm, và có khả năng lây nhiễm cao khi quan hệ tình dục không chung thủy, không an toàn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai
Giang mai xuất hiện nhiều ở những khu đô thị, những khu vực tập trung đông dân cư, và những nơi tệ nạn xã hội hoành hành và những nơi có trình độ học vấn thấp (học vấn thấp, những kiến thức về tình dục an toàn cũng bị hạn chế). Ngoài ra còn có những khả năng dưới đây:
+ Quan hệ tình dục với người lạ
+ Không dùng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục
+ Những người hoạt động ngoại dâm
+ Những người bình thường dùng chung kim tiêm với người bệnh
+ Người vô tình tiếp xúc với máu, vết thương hở mang dịch vi khuẩn treponema pallidum
+ Mẹ mắc bệnh giang mai sinh con cũng có khả năng mắc bệnh.
Phương pháp điều trị giang mai hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh giang mai
+ Hỏi về tiền sử tiếp xúc và những khả năng tiếp xúc với mầm bệnh của bệnh nhân.
+ Để phát hiện bệnh rõ hơn, bác sĩ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện xoắn khuẩn, hoặc trích một phần da lấy dịch để xét nghiệm dưới kính hiển vi.
Phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả
+ Phương pháp điều trị phổ biến nhất chính là dùng penicilline, phương pháp này gây ức chế men transpeptidaza của quá trình xoắn khuẩn sinh sản.
+ Bệnh nhân trong quá trình điều trị tuyệt đối không quan hệ tình dục vì có thể dẫn đến nguy cơ lây lan cho đối tác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến của bệnh
+ Bệnh nhân trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
+ Không tự ý chữa bệnh, không thay đổi liều lượng đã được kê theo cảm tính cá nhân.
+ Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị.
+ Thăm khám bệnh định kỳ để biết được diễn tiến bệnh và có hướng giải quyết thích hợp nếu có gì phát sinh.
Phương pháp phòng ngừa giang mai hiệu quả
+ Tuân thủ những kiến thức về sức khỏe giới tính
+ Tiêu diệt ổ bệnh: những ổ mại dâm, nhà nghỉ kém chất lượng, những nơi tiêm chích tụ tập ma túy.
+ Không ngại ngần mà đi khám ngay lập tức đi khám nếu có những dấu hiệu mắc bệnh
+ Sau khi quan hệ tình dục để hạn chế nên vệ sinh ngay lập tức.
+ Thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục trung thủy với một người.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về căn bệnh xã hội giang mai, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những tin tức mới mẻ để bạn có những kiến thức phòng ngừa và trị bệnh giang mai hiệu quả.
Trong trường hợp các bạn vẫn có câu hỏi thắc mắc về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0901666300 hoặc website Nhà Thuốc Sức Khỏe để được tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...