- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh ghẻ? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả
Bệnh ghẻ? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị hiệu quả

Bệnh ghẻ chính là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh mất thẩm mỹ, khó chịu
- Bệnh ghẻ là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ
- Những bộ phận dễ bị ghẻ nhất
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ
- Những ai có nguy cơ mắc bệnh ghẻ
- Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Khi nào người bị bệnh ghẻ nên đến gặp bác sĩ
- Điều trị bệnh ghẻ hiệu quả
- Những thói quen sinh hoạt có thể hạn chế tiếp diễn của bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ đã xuất hiện trong xã hội từ rất lâu rồi, có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác, hàng năm trên thế giới theo thống kê có khoảng 300 triệu trường hợp bị bệnh ghẻ mỗi năm, tuy nhiên khi được hỏi cụ thể về những hiểu biết về bệnh: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa thì không phải ai cũng biết, kể cả người bệnh.
Hiểu được tình trạng này tiếp nối mục sức khỏe ngày hôm nay Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ tiến hành giải đáp tất cả những thắc mắc đó, các bạn hãy dành ra vài phút tìm hiểu để trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích này nha.
Bệnh ghẻ là gì?
Ghẻ chính là một loại bệnh viêm da do một loại rệp gây ra, ghẻ mang đến cho người bệnh cảm giác ngứa dữ dội ( cơ thể phản ứng với dị nguyên gây hại), bệnh ghẻ chúng ta có thể quan sát dễ dàng quan sát bằng mắt, và có thể lây lan từ người này sang người khác.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ
Kể từ khi bị con rệp gây ghẻ thâm nhập, để khi có biểu hiện ra ngoài thường là 6 tuần, những trường hợp đã từng mắc bệnh thông thường những dấu hiệu sẽ xuất hiện sớm hơn, những biểu hiện mà người bệnh và những người xung quanh có thể dễ dàng phát hiện ra là:
+ Xuất hiện ban ngứa dữ dội, ngứa nhiều hơn vào ban đêm.
+ Có vết trầy trên da, hoặc có thể nổi mụn nước, mụn mủ, kích thước thường rất nhỏ.
+ Nếu trường hợp bạn bị ghẻ đóng vảy thì thường đóng thành mảng trên da, màu xám, chúng có thể sẽ bị vỡ ra khi chạm vào.
Những bộ phận dễ bị ghẻ nhất
+ Khu vực kẽ ngón tay, ngón chân
+ Lòng bàn tay, bàn chân
+ Nách
+ Cổ tay, khủy tay
+ Vùng eo
+ Quanh bộ phận sinh dục nam
+ Mông
+ Vòng 1
+ Vai
+ Đầu gối
Ghẻ cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, và vùng da ảnh hưởng có thể là da đầu, và da mặt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ
Như ở trên mình đã nói, tác nhân gây ghẻ chính là ký sinh trùng ghẻ ( tên khoa học Sarcoptes scabiei hominis) gây ra.
Bệnh ghẻ có thể sinh trưởng và phát triển là do ghẻ cái gây ra, ghẻ cánh có rất nhiều ngoài, chúng có thể gây bệnh ghẻ đến người, cũng có nhiều loại gây bệnh cho vật nuôi.
Một số đặc điểm của ghẻ cái
+ Con ghẻ cái có hình bầu dục, kích thước khoảng 0,25mm, chúng rất nhỏ để có thể quan sát bằng mắt thường, chúng có 8 chân, đầu có vòi để hút thức ăn.
+ Cái ghẻ thường ký sinh trùng ở lớp thượng bì, hoạt động cũng theo lịch trình cụ thể, ban đêm đào hang, ban ngày thì đẻ trứng, ghẻ cái có thể đẻ 1 - 5 trứng, và chỉ 12 - 96 h là chúng có thể nở thành ấu trùng.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh ghẻ
Đây chính là căn bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm rất nhanh, nên ai cũng có khả năng mắc bệnh, thông thường những đối tượng sau dễ mắc bệnh:
+ Trẻ em: ngươi có nguy cơ mắc ghẻ lớn nhất do vẫn chưa ý thức được tự bảo vệ bản thân, mặt khác da trẻ cũng yếu ớt nên không thể tránh khỏi việc lây nhiễm khi tiếp xúc với môi trường độc hại.
+ Những người sinh sống, sinh hoạt trong môi trường nhiễm bẩn, ô nhiễm, sinh hoạt tập thể: nhà tù, viện dưỡng lão, trường học…
Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
+ Tiếp xúc da hoặc sống chung với người đang mắc bệnh
+ Hệ miễn dịch kém
+ Bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị liệu
+ Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh ghẻ
Khi nào người bị bệnh ghẻ nên đến gặp bác sĩ
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ thường rõ ràng, tuy nhiên mắc bệnh khoảng 6 tuần bệnh nhân mới có thể cảm nhận rõ ràng về bệnh, chính vì thế khi phát hiện ra những vấn đề nêu trên bạn nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ, phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm bạn sẽ giảm nguy cơ lây lan bệnh, và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Điều trị bệnh ghẻ hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ghẻ
+ Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ghẻ thông qua hỏi thăm về bệnh xử cũng như môi trường sống và sinh hoạt của bệnh nhân.
Ngoài ra để xác định rõ bệnh bác sĩ còn tiến hành kiểm tra bệnh nhân ( những vùng da có dấu hiệu bị bệnh ghẻ dưới kính hiển vi) để tìm kiếm ra dấu vết và ổ rệp.
+ Tiến hành một số xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm nguyên nhân gây ghẻ, phân biệt loại cái ghẻ.
Phương pháp điều trị bệnh ghẻ hiệu quả
+ Khử trùng các vật dụng cá nhân khi dùng của người khác, đặc biệt là chăn gối ( vì đó chính là môi trường lý tương để rệp gây ghẻ tồn tại).
+ Nếu phát hiện ra những biểu hiện viêm da mủ thứ phát, bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu không được điều trị, vì thế bạn cần điều trị toàn thân và sử dụng thuốc kháng sinh.
+ Khuyên những người thân cũng nên đi thăm khám và kiểm tra, tránh trường hợp bệnh thứ phát.
+ Một số loại thuốc bôi trị ghẻ bác sĩ có thể kê đơn cho bạn:
. Kem permethrin 5%.
. Benzyl benzoat lotion 25%.
. Thuốc mỡ lưu huỳnh 10%.
. Kem crotamiton 10%.
Khử trùng ghẻ bằng gamma benzen hexachlorid, tuy nhiên nếu dùng thuốc này người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Những loại thuốc tiêu diệt bệnh ghẻ rất nhanh có tác dụng, tuy nhiên để hiệu quả nhanh chóng bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Những thói quen sinh hoạt có thể hạn chế tiếp diễn của bệnh ghẻ
+ Dùng thuốc để giảm ngứa da.
+ Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị bệnh, liên hệ ngay đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường khi chữa bệnh.
+ Bệnh ghẻ có thể gây ngứa vì thế bạn có thể ngâm nước lạnh, hoặc dùng khăn ướt đắp lên vùng da để giảm ngứa chứ tuyệt đối không được gãi.
+ Thường xuyên giặt giũ vỏ gối, vỏ chăn, vệ sinh dụng cụ cá nhân, không tiếp xúc với môi trường gây ghẻ.
+ Thăm khám định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về bệnh ghẻ, hy vọng bài viết sẽ trang bị đến bạn những kiến thức bổ ích để có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Trong trường hợp các bạn vẫn có câu hỏi thắc mắc về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0901666300 hoặc website Nhà Thuốc Sức Khỏe để được tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...