- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh còi xương: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả
Bệnh còi xương: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả

Còi xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh còn ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc trong tương lai…
- Còi xương - căn bệnh không được coi thường
- Còi xương là gì?
- Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp bệnh còi xương
- Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ
- Khi nào mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ
- Những ai có nguy cơ mắc bệnh còi xương?
- Dưới đây là một số nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh còi xương?
- Trẻ em bụ bẫm có thể mắc bệnh còi xương không?
- Điều trị bệnh còi xương hiệu quả
- Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế bệnh còi xương
Là một căn bệnh khá phổ biến của trẻ nhỏ khiến nhiều bà mẹ khá đau đầu, thế nhưng những kiến thức xung quanh căn bệnh này đối với nhiều bà mẹ còn khá mơ hồ, để giúp giải đáp những thắc mắc ấy, bài viết dưới đây Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ giải đáp một số thắc mắc, mẹ nào quan tâm cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Còi xương - căn bệnh không được coi thường
Vì sao mình lại nhận mạnh như vậy? Bởi căn bệnh hiện nay rất nhiều trẻ em mắc phải, tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó dưỡng như căn bệnh này đang bị coi thường? Gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Còi xương thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi ( lứa tuổi cấu trúc xương đang phát triển nhanh), trẻ bị bệnh còi xương sẽ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, và hoạt động thường ngày.
Bệnh còi xương nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây biến dạng xương và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Vậy làm sao để phát hiện bệnh còi xương ở trẻ?
Còi xương là gì?
Còi xương chính là một loại rối loạn thường gặp nhất ở trẻ do thiếu vitamin D, canxi, photpho trong cơ thể, căn bệnh này sẽ làm cho xương mềm yếu, dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp bệnh còi xương
+ Trẻ xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ngủ kém, trẻ hay giật mình
+ Ra nhiều mồ hôi trộm, nhất là khi ăn và khi ngủ
+ Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá tay
+ Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài ra phân sống
+ Trẻ thường xuất hiện những cơn đau bụng, đau một chút rồi hết
+ Trẻ hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm.
+ Rụng tóc
Đối với trẻ nhỏ hơn, những biểu hiện sau để bạn có thể nhận biết:
+ Trẻ thường quấy khóc, ngay cả khi ăn, khi ngủ.
+ Răng mọc chậm.
+ Chậm phát triển đặc biệt là những vận động liên quan đến xương như: lẫy, bò, đi, đứng…
Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ
Thiếu ánh sáng mặt trời
Ngày nay do môi trường bị ô nhiễm, nên nhiều gia đình kiêng không cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, điều này chính là một trong số những nguyên nhân trẻ bị còi xương.
Tình trạng thiếu vitamin D ở người mẹ trong thời gian thai kỳ
Khi còn nằm trong bụng mẹ, những dưỡng chất để nuôi bé đều lấy từ nhau thai do mẹ cung cấp, đặc biệt là vitamin D có trong sữa mẹ, nếu như sữa mẹ không đủ dẫn đến tình trạng trẻ hấp thụ ít đi và thiếu vitamin D, từ đó trẻ dễ bị còi xương.
Do chế độ dinh dưỡng của trẻ
Tình trạng còi xương cũng có thể xảy ra do chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý,ví dụ như thay thế hoàn toàn sữa mẹ bằng sữa bò hay sữa nhân tạo, những loại sữa này theo nghiên cứu lượng vitamin D có ít hơn trong sữa mẹ, mặt khác trẻ cũng khó khăn hơn trong việc hấp thụ.
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Một số nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hoá vitamin D còn yếu.Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng kể cả vitamin D, canxi, đồng thời thiếu hụt men trong chuyển hoá vitamin D.
Bệnh tật
Nguyên nhân khác gây còi xương cho trẻ chính là tình trạng bệnh tật, tiêu biểu là tình trạng tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật… đều có ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin D dễ bị còi xương.
Link tham khảo: Sản phẩm bổ sung canxi chống còi xương ở trẻ
Khi nào mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ
+ Như ở trên mình đã nói bệnh còi xương có thể gây ra những vấn đề sau:
+ Chân cong hoặc hai đầu gối chụm vào nhau.
+ Cột sống cong bất thường.
+ Dị tật xương.
+ Khiếm khuyết nha khoa.
+ Động kinh.
+ Cổ tay và mắt cá chân dày lên.
+ Xương ức nhô ra.
+ Chậm phát triển.
Vậy nên để trẻ có thể phát triển đế có một tương lai tốt, các bậc phụ huynh ngay từ khi mang thai hãy để ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ cung cấp cho trẻ, nếu trường hợp trẻ biếng ăn hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên chính xác nhất.
Nếu trẻ có những dấu hiệu như các dấu hiệu trên kia, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để có những phương án điều trị thích hợp nhé.
Nếu mắc bệnh và được chẩn đoán bệnh sớm, trẻ sẽ tăng khả năng lành bệnh, và phục hồi sức khỏe.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh còi xương?
Còi xương là căn bệnh khá phổ biến, nhưng phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, vì còn rất thiếu quan tâm và chú trọng đến sự chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
Theo nghiên cứu, trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, lý do vì ở độ tuổi này là giai đoạn trẻ phát triển nhiều nhất.
Những đứa trẻ sống trong khu vực thiếu ánh sáng mặt trời, ăn chay, không uống sữa.
Dưới đây là một số nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh còi xương?
+ Da đen (do màu da sản xuất ít vitamin D).
+ Mẹ bị thiếu hụt vitamin D trong lúc mang thai.
+ Sống ở nơi ít ánh nắng mặt trời.
+ Sinh non.
+ Sử dụng một số loại thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus (dùng trong điều trị nhiễm HIV).
+ Thiếu canxi.
+ Ăn kiêng.
Trẻ em bụ bẫm có thể mắc bệnh còi xương không?
Rất nhiều bà mẹ nhầm lẫn rằng, trẻ em em còi xương là chỉ những em bé còi còi mới bị, quan niệm này sai hoàn toàn nhé, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định cả những bé nhẹ cân, nặng cân đều có thể bị còi xương ( Nguyên nhân do thiếu vitamin D).
Điều trị bệnh còi xương hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh còi xương
Đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát những biểu hiện, triệu chứng hoặc tiền sử bệnh lý của trẻ, hoặc chế độ dinh dưỡng, khám lâm sàng.
Để xác định bệnh còi xương chính xác hơn bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - Quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu
Phương pháp điều trị bệnh còi xương hiệu quả
Vì nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương chính là thiếu vitamin D, canxi, nên các bậc phụ huynh nên bù lượng chất cần thiết này nhanh chóng.
Lượng vitamin D cần cho trẻ còi xương là 1000 - 2000 IU mỗi ngày. Hàm lượng vitamin D có thể sẽ vượt hơn mức này tùy vào độ còi xương của trẻ và theo chỉ định của bác sĩ.
Lượng canxi cần thiết là 1000 - 1500 mg/ngày.
Với vitamin D và canxi các mẹ có thể được bổ sung thông qua ánh nắng mặt trời (trước 7 giờ sáng), hoặc có thể cung cấp qua thực phẩm cung cấp trong bữa ăn và qua thuốc bổ sung.
Trong trường hợp trẻ bị còi xương do di truyền thì sẽ được điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia nội tiết.
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế bệnh còi xương
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Nhất định phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ
Tắm nắng cho trẻ vì khi tiếp xúc với nắng, cơ thể sẽ sản sinh vitamin D (Tốt nhất bạn nên cho trẻ tắm nắng trước 7 giờ).
Thăm khám định kỳ theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bố mẹ cần nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ và đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục.
Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh còi xương
Thực phẩm chính là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào mà bố mẹ cần lưu ý bổ sung cho con, bạn nên cho trẻ bổ sung những thực phẩm sau:
Dầu cá.
Cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ).
Nấm hương.
Lòng đỏ trứng.
Ngũ cốc.
Bánh mì.
Sữa ( trừ thực phẩm làm từ sữa như sữa chua và phô mai).
Nước cam.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức bạn nên biết về căn bệnh còi xương, nếu còn gì thắc mắc bạn liên hệ hotline 0901666300 để được tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...