- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để bệnh không nặng, nhanh khỏi nhất?
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để bệnh không nặng, nhanh khỏi nhất?

Chân tay miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, vậy bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để bệnh không nặng hơn và nhanh khỏi hơn?
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa, tiếp xúc với dịch mũi, họng, nước bọt... của người bệnh.
Dù phổ biến và có mức độ nguy hiểm nhất định, thế nhưng chăm sóc bé bị chân tay miệng như thế nào? Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cùng nhà thuốc sức tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.
Bệnh chân tay miệng là gì?
Chân tay miệng chính là bệnh truyền nhiễm do enterovirus (với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus... gây ra).
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là do virus Coxsackievirus A16 gây ra, đây được xem là bệnh nhẹ, có thể phục hồi sớm trong 7 - 10 ngày không điều trị.
Nhưng nếu nhiễm EV71 thì bạn cần lưu ý, đây chính là tác nhân gây ra bệnh nặng nhất, dễ tử vong nhất, gây ra những biến chứng về hô hấp, tim mạch…
Những giai đoạn phát triển của bệnh chân tay miệng
Bệnh có thể chia là 3 giai đoạn, cụ thể:
Thể không điển hình: Là giai đoạn lâm sàng khi trẻ phát hiện phát ban, loét miệng, tuy nhiên những triệu chứng không rõ ràng nên rất khó xác định bệnh.
Thể cấp tính: Giai đoạn này thường cũng không có triệu chứng gì.
Thể tối cấp: Bệnh có thể dẫn đến suy tuần hoàn, hôn mê, co giật dẫn đến tử vong, thế này thường gặp khi bị nhiễm virus EV71.
Làm sao để chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em?
Với trẻ nhỏ nhiễm chân tay miệng, việc đầu tiên là không để trẻ tiếp xúc với đứa trẻ khác để hạn chế lây lan, ở nhà gia đình cần chú ý đến chất thải của bé, trong quá trình xử lý nên dung gang tay, khẩu trang để tránh truyền nhiễm mầm bệnh.
Bất cứ là giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ gia đình cũng nên đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng xấu có thể gặp phải.
Trong thời gian bệnh, gia đình cùng cung cấp đầy đủ nước cho con.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để bệnh không nặng, nhanh khỏi nhất?
Kiêng không cho trẻ dùng chung đồ với gia đình
- Vì chân tay miệng có tình truyền nhiễm, tuy đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng người lớn không nên chủ quan vì người lớn cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm.
- Những đồ dùng của bé: Bát, đũa, thìa… cũng dùng riêng, trước khi sử dụng cần tráng qua với nước sôi.
- Không cho bé ăn đồ cay nóng, cứng
- Dấu hiệu thường thấy của bệnh chân tay miệng ( đặc biệt là giai đoạn nặng) thường xuất hiện những vết lở loét trong khoang miệng, nếu cho bé ăn đồ cay, cứng, nóng thì sẽ thêm đau hơn.
- Những thực phẩm có axit cao: Cam, chanh cũng nên tránh vì có thể sẽ gây xót.
- Không cho bé gãi
- Gãi sẽ gây vỡ mủ, tạo nên những vết loét trên da, bệnh dễ lây lan, nhiễm trùng… sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như: Sốt cao, viêm màng não, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Kiêng không được sát trùng bằng muối và chanh
- Đây chính là sai lầm gặp phải của rất nhiều mẹ, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo việc dùng chanh và muối để sát trùng là phản tác dụng, mặt khác còn khiến bé đau hơn, da dễ tổn thương hơn.
Bệnh chân tay miệng không nên kiêng gì?
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc
- Khi bị chân tay miệng bé sẽ rất khó chịu và lười ăn, tuy là bố mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho con nhưng cũng không nên ép con phải ăn nhiều, thay vào đó hãy chia bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không nên kiêng tắm cho trẻ
- Theo nghiên cứu bố mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ bị chân tay miệng không nên kiêng tắm, tuy nhiên lưu ý khi tắm bố mẹ nên đóng kín cửa để tránh gió, tắm nhẹ nhàng để loại bỏ ghét bẩn, không được chà mạnh lên lớp phồng rộp như vậy sẽ khiến chúng vỡ ra.
- Có thẻ sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ, thành phần từ tự nhiên, ngoài ra để răng miệng luôn sạch bố mẹ cũng nên hướng dẫn con cách súc miệng sát khuẩn.
- Không nên kiêng khem quá quá khắt khe
- Bị bệnh chân tay miệng gia đình cũng không nên cho bé kiêng khem quá nhiều lại thực phẩm, có nhiều bà mẹ kiêng không cho bé ăn rau muống, lòng trắng trứng, thịt gà… vì tin là bé bị sẹo và lâu khỏi hơn.
- Tuy nhiên theo những chuyên gia đây là quan niệm sai lầm, hoàn toàn không có cơ sở khoa học, trẻ bị chân tay miệng cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có thể chống lại virus, bởi vậy gia đình cần bổ sung đầy đủ những thức ăn như: rau củ, hoa quả, sữa chua, để tăng cường lợi khuẩn.
Ngoài những gợi ý ở trên, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng Cốm vi sinh tăng sức đề kháng cho bé Nutribaby của Pháp để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé chống lại virus, tốt cho sức khỏe tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngoan, chóng lớn.
Lời kết
Bệnh chân tay miệng sẽ nguy hiểm nếu bố mẹ không phát hiện và chăm con đúng cách, hy vọng qua bài Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để bệnh không nặng, nhanh khỏi nhất đã cung cấp đến bố mẹ thông tin mới mẻ
Chúc bé yêu nhà mình luôn khỏe!
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
- https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/index.html
- https://www.fvhospital.com/learn-more/hand-foot-and-mouth-disease/
- https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...