- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bệnh bò điên: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả
Bệnh bò điên: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh bò điên là gì? Nguyên nhân mắc bệnh bò điên do đâu? Bệnh có nguy hiểm không không? Hướng dẫn điều trị hiệu quả?
Bệnh bò điên - một trong số những căn bệnh nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến án tử cho người bệnh, để biết bệnh bò điên là gì? Nguyên nhân , biểu hiện và phương pháp điều trị là gì? hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu chung
Bệnh bò điên là gì?
Bò điên chính là bệnh lý viêm não ở bò, bệnh này xảy ra do một số protein nhiễm độc prion dẫn đến suy thoái thần kinh.
Bệnh sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như vào đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học đã sốc khi nghiên cứu và phát hiện bệnh này có thể lây lan qua người.
Bệnh bò điên khi lây nhiễm sang người có thể gây rối loạn thoái hóa não, mất trí nhớ thậm chí cả tử vong.
Dấu hiệu và triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bò điên?
+ Tính cách hay thay đổi
+ Lo ngại
+ Lúc nào tâm trạng cũng muộn phiền
+ Suy nghĩ bị khiếm khuyết
+ Thị lực giảm, hoặc mất hẳn thị lực
+ Bệnh nhân bị khó ngủ
+ Khó nuốt
+ Bệnh nhân bị co giật
Bệnh sẽ có những tiến triển ngày càng xấu đi, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, suy tim, suy hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng rồi tử vong ( thời gian bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong rơi vào 1 năm kể từ khi mắc bệnh).
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh bò điên là gì?
Những chuyên gia đã xác định bệnh bò điên được gây ra bởi protein truyền nhiễm ( prion) được tìm thấy trong não.
Nếu như một con bò bị mắc bệnh và giết giết mổ chế biến làm thức ăn, sau đó bạn ăn phải não, hoặc tủy sống của con bò điên đó thì cũng có khả năng mắc bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai có nguy cơ mắc bệnh bò điên?
Bệnh bò điên để lây lan sang người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên các nhà khoa học đã ước tính rằng có 1/100.000.000 người trên thế giới mắc bệnh mỗi năm, và phần lớn gặp ở những người lớn tuổi.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh bò điên, vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, và đọc kỹ bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bò điên?
Như ở trên mình đã nói bệnh bò điên rất khó lây lan, bệnh không lây nhiễm qua ho, hắt hơn, hay quan hệ tình dục, mà chỉ lây qua những trường hợp sau đây:
+ Ngẫu nhiên: Nguyên nhân này không xác định được rõ ràng
+ Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khi có bố mẹ cũng bị mắc bệnh.
+ Do ô nhiễm: Đây là trường hợp khá ít, một số ít người mắc bệnh do tiếp xúc với những mô của người bệnh thông qua những thủ thuật y tế, những phương pháp khử trùng tiêu khuẩn không loại bỏ sạch được những mầm mống gây ra bệnh bò điên.
Một vài những yếu tố có khả năng dẫn đến bệnh bò điên khác:
+ Di truyền học: Như mình đã nói ở trên nếu bố mẹ mắc bệnh thì khả năng bạn mắc bệnh là khá cao, và đồng thời con cái bạn cũng 50% bị mắc bệnh.
+ Tuổi tác: Nếu là di truyền thì bệnh nhân có biểu hiện khi còn khá trẻ, còn tự nhiễm các nhà khoa học kết luận rằng người già có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người trẻ.
Tình đến hiện nay nguy cơ mắc phải bệnh bò điên khi ăn phải thịt bò đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể, thế nhưng hiện nay những biện pháp phòng ngừa khá chặt chẽ, việc rủi ro khi thực hiện sát trùng y tế thì khẳng định rất khó có thể xảy ra.
Khi nào bệnh nhân bị bệnh bò điên nên đến gặp bác sĩ?
Đây là bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng của bạn nên nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào như chúng tôi đã kể ở trên thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn những biện pháp điều trị kịp thời.
Thăm khám và phát hiện bệnh sớm bạn sẽ có nhiều khả năng hơn lành bệnh và phục hồi sức khỏe.
Mỗi người một cơ địa khác nhau, bạn không nên điều trị bệnh theo phương pháp của người khác,nên đến thăm khám để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Điều trị hiệu quả
Những phương pháp chẩn đoán bệnh bò điên
+ Chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi thăm về tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân.
+ Những hình thức bác sĩ có thể sử dụng đó chính là sinh thiết não, và kiểm tra mô não.
Để xác định bệnh được rõ ràng hơn, bác sĩ có thể tiến hành một số những phương pháp xét nghiệm sau đây:
+ Điện não đồ: Với phương pháp này điện cực được đặt trên da đầu để đo hoạt động của não ( Nếu não mắc bệnh sẽ cho ra một mô hình bất thường đặc trưng của bệnh).
+ MRI: Sử dụng sóng từ trường và sóng vô tuyến để lấy hình ảnh cắt ngang cơ thể và đầu, phương pháp này chẩn đoán rối loạn não vì chúng có thể thể hiện được hình ảnh, chất xám, chất trắng trong não.
Những phương pháp điều trị bệnh bò điên?
Tình cho đến thời điểm hiện tại bệnh bò điên đã xuất hiện ở rất nhiều những quốc gia trên thế giới, tuy nhiên thật không may hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh bò điên nào có thể điều trị được dứt điểm bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh bò điên trên thế giới được các bác sĩ thực hiện chủ yếu đó chính là phương pháp giảm đau và điều trị những triệu chứng để giảm thiểu nguy kịch.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bò điên?
Nếu bạn là một người chăn nuôi gia súc, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
+ Bạn nên quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu gia súc từ các nước bên ngoài
+ Quản lý nghiêm ngặt trong việc lựa chọn thức ăn cho gia súc.
+ Giám sát và kiểm tra để theo dõi sức khỏe gia súc theo định kỳ.
+ Lập danh sách những bộ phận nào của gia súc được phép đưa vào chế biến để tiêu thụ.
Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh:
+ Không ăn ruột bò, não bò, tủy bò
+ Chỉ ăn thịt bò từ những nhà cung cấp đáng tin cậy
+ Nếu bạn nằm trong những trường hợp đặc biệt (đang mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn thịt bò.
+ Trên đây là tổng hợp những kiến thức về bệnh bò điên, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích. Các bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân nếu thấy hữu ích nhé.
+ Để biết được những tin tức thú vị khác, bạn vui lòng theo dõi website nhathuocsuckhoe.com, những tin tức ấy sẽ được cập nhật hàng ngày.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...