- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Bé bị té đập đầu: xử lý ra sao, khi nào cần đưa tới bệnh viện?
Bé bị té đập đầu: xử lý ra sao, khi nào cần đưa tới bệnh viện?
Trẻ em rất hiếu động nên khó tránh khỏi những khi bất cẩn bé bị té đập đầu. Nhẹ thì chỉ xây xát nhưng nặng sẽ dẫn đến thương tổn vùng đầu rất nguy hiểm. Trường hợp này người lớn phải xử trí làm sao?
Trẻ nhỏ rất dễ bị té ngã chỉ do một chút bất cẩn của người lớn hoặc trẻ trong giai đoạn tập đi, đi chưa vững, có thể chưa cứng cáp. Có những vết thương chỉ xây xước nhỏ nhưng nếu trẻ bị ngã trong tư thế đập đầu, đập gáy xuống đất sẽ rất nguy hiểm. Lúc này, người lớn xung quanh cần phải xử trí đúng cách để tránh cho trẻ bị tổn thương thể chất và tinh thần một cách tối đa.
Nguyên nhân trẻ bị ngã
Nếu hỏi vì sao trẻ em hay bị té ngã thì có đến một trăm lẻ một lý do khác nhau nhưng nhìn chung những nguyên nhân chính là:
- Do sự bất cẩn của người lớn: lơ đễnh, không trông trẻ đúng cách khiến bé bị ngã đập đầu xuống đất như ngã từ võng, xe đẩy, từ trên giường xuống. Nhiều cha mẹ khi bế con để con tuột tay,...
- Do sự hiếu động của trẻ: trẻ trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững, trẻ chạy nhảy tại những nơi trơn trượt như nhà tắm, sân mới mưa xong,...
- Trẻ đùa nghịch với nhau: ở độ tuổi phát triển, trẻ em vô cùng hiếu động và dễ bị ngã khi chơi đùa cùng các bạn, khi tham gia thể thao,...
Xử trí khi bé bị té đập đầu
Thông thường, khi thấy trẻ bị té ngã người lớn thường phản ứng gay gắt, hét lên hoặc la ầm ĩ. Điều này càng làm trẻ hoảng sợ hơn và sẽ òa khóc. Thay vào đó, chúng ta hãy bình tĩnh, không phản ứng quá mức. Nếu trẻ lớn đã nhận biết được thì người lớn nên hỏi trẻ về nơi bị té ngã, vì sao té ngã, té ở vùng cơ thể nào, tư thế khi bị té ngã.
Nếu trẻ bị chảy máu ít bạn hãy sát trùng vết thương và vùng da xung quanh. Tiếp tục dùng băng gạc y tế hoặc miếng vải sạch để cầm máu và cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
Trong suốt 36 giờ đầu người thân cần theo dõi trẻ sát sao. Nên giữ cho trẻ thức trong 1 giờ đầu kể từ khi bị ngã, nếu ngủ chỉ ngủ 20 phút rồi gọi xem trẻ có tỉnh lại không. Lý do là bởi nếu bị chảy máu trong não trẻ sẽ ngủ thiếp đi rồi chuyển sang trạng thái hôn mê mà người chăm sóc có thể không hề hay biết.
Nếu bé vẫn tỉnh táo, vui vẻ, mọi biểu hiện bình thường thì có thể yên tâm. Phụ huynh cũng có thể đưa trẻ đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế để chẩn đoán rõ hơn về tình trạng của trẻ.
Một số biểu hiện nghiêm trọng đáng lo ngại là sau khi bị ngã trẻ bàng quan với xung quanh, tự nhiên kích động, mắt nhìn bị rối loạn,...thì người nhà cần báo ngay cho bác sĩ.
Đối với những tổn thương như trật khớp, gãy xương sau khi té ngã trẻ không cử động được tay chân hoặc cử động được nhưng đau nhói ở chỗ nào đó. Muốn xác định rõ ràng trẻ cần được đưa đi chụp X-quang. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất.
Trường hợp trẻ bị té ngã cần đưa tới bệnh viện
Bé bất tỉnh
Khi bé bị ngã đập đầu xuống đất, lực đập mạnh có thể khiến trẻ bất tỉnh, dù là vài giây thì cũng có khả năng tổn thương này gây ra khối máu đông. Vì vậy người lớn cần đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sớm.
Rối loạn tri giác
Ngay sau khi ngã trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những biểu hiện bất thường như kích động, khó thở, lơ mơ. Thậm chí không chống cự khi bạn chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Rối loạn thị giác
Trong vòng 24 giờ kể từ khi bị ngã, ba mẹ cần quan sát xem mắt của trẻ có bị lác không, đồng tử hai bên có bất thường không. Dù bé vẫn tỉnh táo nhưng nếu các dấu hiệu như lờ đờ, giao tiếp bằng mắt kém, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy chúng, thiếu tập trung thì cũng cần lưu ý. Trẻ lớn có thể nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một hóa hai), chảy máu hoặc chảy nước dịch từ lỗ mũi hoặc lỗ tai.
Nôn nhiều hơn 3 lần
Sau khi bé bị té đập đầu, dù có ảnh hưởng đến hộp sọ hay không thì bé cũng có thể bị nôn 1 - 2 lần. Để phòng tránh trình trạng này, mẹ nên cho bé uống nước lọc hoặc bú sữa mẹ, không dùng thức ăn dặm/ thức ăn đặc.
Khi trẻ bị nôn nhiều hơn 3 lần kèm với các triệu chứng như sốt, quấy khóc nhiều, đau đầu thì mẹ hãy đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Ngủ nhiều
Trẻ thường có xu hướng ngủ thiếp đi sau khi bị té ngã. Đặc biệt là vào buổi tối hay gần giờ ngủ trưa. Vì vậy phụ huynh thật khó xác định trẻ ngủ vì sinh lý bình thường hay do thương tổn vùng đầu gây hôn mê. Nếu không thể giữ bé thức thì bạn cứ cho bé ngủ nhưng khoảng 30 phút hãy lay dậy xem bé còn tỉnh táo hay không. Theo dõi sát sao như vậy trong 24 giờ.
Biến chứng chấn thương đầu
Biến chứng nguy hiểm nhất khi bé bị ngã đập đầu xuống đất là chấn thương sọ não.
Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ nhỏ
- Đờ đẫn một cách bất thường
- Dễ cáu gắt và nổi giận.
- Mất khả năng giữ thăng bằng và không đi đứng bình thường.
- Khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ lớn hơn
- Đau đầu, nặng đầu, nhức đầu, hoa mắt.
- Mất nhận thức tạm thời.
- Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung
- Thiếu máu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
- Ù tai, nói không rõ lời.
- Thay đổi tính cách bất thường, rối loạn giấc ngủ.
- Trầm cảm và các vấn đề về tâm lý.
- Mất vị giác và thính giác.
Sai lầm khi sơ cứu trẻ bị té ngã
Chườm nóng
Hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ chườm nóng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Thực tế đây lại là sau lầm rất nhiều người mắc phải. Khi bị té ngã, mạch máu đang bị xuất huyết. Chườm nóng sẽ khiến mạch giãn ra và máu chảy nhiều hơn khiến vùng bầm tím càng nặng và lâu hồi phục.
Thoa dầu gió
Với người dân Việt Nam thì dầu gió đúng như thần dược dùng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên với trẻ bị té ngã, thoa dầu gió hoặc các loại dầu nóng xoa bóp trong gia đình sẽ càng khiến tình trạng vết thương nghiêm trọng hơn. Chẳng những chỗ sưng không giảm mà một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.
Di chuyển trẻ bị té ngã
Trừ khi trẻ đang nguy cấp cần bắt buộc di chuyển còn không mọi sự di chuyển đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho vết thương. Đặc biệt là chấn thương sọ não, cột sống, gãy xương hay những vết thương liên quan khác.
Phòng tránh trẻ bị ngã đập đầu
- Luôn có người chăm sóc trẻ, nếu không cần đặt trẻ trong cũi gỗ, đủ độ cao để trẻ không leo trèo ra ngoài
- Rào hoặc có thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công
- Có đủ ánh sáng để dễ quan sát ở bậc thềm, cầu thang
- Dạy trẻ không được xô đẩy, leo trèo
- Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi, ngồi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường
- Phòng của trẻ nên đặt nhiều thảm, xốp để hạn chế tối đa tổn thương khi trẻ bị té ngã, giảm độ nguy hiểm với sọ não và các bộ phận quan trọng khác tối đa
- Không để trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững
- Không cho trẻ chơi ở những vị trí có khoảng cách cao quá so với mặt đất
- Giữ cho sàn nhà khô ráo, tránh trơn trượt
- Không chơi đùa nguy hiểm như xóc ngược, tung trẻ
- Không để trẻ dưới 10 tuổi trông em dưới 3 tuổi
Lời kết: Trẻ bị té ngã đập đầu có thể gặp những tổn thương bên trong mà không thể quan sát được. Vì vậy nếu trẻ có biểu hiện bất thường phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức để chẩn đoán sớm và tránh những hệ quả đáng tiếc nhé!
THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...