- Tin tức
- Các Loại Bệnh Và Thuốc
- Áp-xe phổi là gì? Biến chứng nguy hiểm không?
Áp-xe phổi là gì? Biến chứng nguy hiểm không?
Áp-xe phổi là căn bệnh không còn quá mới mẻ gì với chúng ta, bệnh có nguy hiểm không? biến chứng là gì? Có chữa được không..?
Bố mình sốt cao 39 độ C, kèm theo đó làm cảm giác đau ngực, ho khạc ra đờm, đưa bố đi khám thì được các bác sĩ chẩn đoán là bị áp xe phổi, gia đình tôi hoang mang lắm vì mới chỉ nghe qua về bệnh chứ để hiểu bệnh có nguy hiểm hay không thi gia đình tôi cũng chưa ai biết cả? Xin Bác sĩ tư vấn rõ hơn về căn bệnh này.
Lê Xuân Toàn ( Bắc Ninh).
Cảm ơn bạn Toàn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, và có thể không chỉ anh Toàn đây còn là câu hỏi của rất nhiều người, để giải đáp câu hỏi giúp các bạn thoát khỏi tình trạng hoang mang, Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ giới thiệu ngắn gọn dễ hiểu về bệnh Áp xe phổi, bạn đọc quan tâm vui lòng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
Áp-xe phổi là gì?
+ Áp-xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Bệnh dẫn đến tình trạng tích tụ mủ trong phổi, tạo thành ổ áp-xe.
+ Nó có thể hoại tử mô phổi và hình thành các khoang chứa mảnh vụn hoại tử hoặc dịch.
+ Triệu chứng thông thường của bệnh là sốt, ho, suy nhược cơ thể và chán ăn, sụt cân. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Áp-xe phổi phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Điều trị bệnh phải phụ thuộc vào nguyên nhân và có sự hợp tác tích cực của người bệnh trong việc cải thiện lối sống.
Nguyên nhân gây áp - xe phổi
+ Nhiễm trùng: đây là nguyên nhân chính gây ra áp xe phổi. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng là các nguyên nhân gây viêm nhiễm hoại tử nhu mô phổi.
+ Vi khuẩn kỵ khí, đây là loại vi khuẩn dễ dinh sôi và phát triển, không đòi hỏi môi trường nhiều oxy để sinh sôi phát triển, loại vi khuẩn này thường có nguồn gốc từ răng miệng. Dịch mủ do vi khuẩn kỵ khí tạo ra đặc trưng bởi mùi hôi thối. Chúng có thể gây nên nhiều áp xe phổi lan tỏa, và thường kết hợp với các loại vi khuẩn khác như liên cầu, phế cầu... Một số loại vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Bacteroide melaniogenicus, Bacteroide fragilis Peptococus, Peptostreptococcus, Fusobaterium nucleotum,...
+ Tụ cầu vàng: Tụ cầu vàng gây ra bệnh cảnh lâm sàng khá nặng nề, tổn thương nhu mô phổi và cả màng phổi, tụ cầu vàng gây suy hô hấp cấp tính và nhiễm trùng nhiễm độctác nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh tiến triển rất nhanh với biểu hiện ho ra máu.
Một số vi khuẩn khác cũng có thể gây bệnh áp xe phổi như phế cầu, liên cầu tan máu nhóm A, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Legionella pneumophila, Hemophillus influenzae.
+ Ký sinh trùng: thường gặp nhất là amip thứ phát sau áp xe gan, ruột. Áp xe thường gặp ở đáy phổi phải và kèm thương tổn phản ứng ở màng phổi. Bệnh nhân khạc đàm có màu nâu sẫm như sôcôla, kèm theo máu tươi.
+ Nấm thường gây bệnh áp xe phổi ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, nghiện rượu hoặc suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác. Một số loại nấm gây bệnh như Mucoraceae, Aspergillus spp.
+ Dị vật: thức ăn, nước uống, các chất nôn hoặc nước bọt từ miệng được hít vào phổi gây viêm phổi hít, là tiền đề để hình thành áp xe phổi sau 7-14 ngày. Các dị vật vào phổi trong các bối cảnh bệnh nhân hôn mê, sặc, rối loạn phản xạ nuốt, trào ngược dạ dày thực quản, tắc nghẽn đường thở.
+ Bệnh lý nền tại phổi: đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý như u phổi gây tắc nghẽn, ung thư phổi gây bội nhiễm hay hoại tử, nhồi máu phổi, giãn phế quản, lao phổi có hang, kén phổi bẩm sinh, chấn thương lồng ngực hở,... Thì có nguy cơ bị áp xe phổi cao.
Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh áp - xe phổi
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh nhân áp xe phổi có thể kéo dài từ tuần đến vài tháng, khi mắc bệnh bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau:
+ Ho có mùi và nước bọt có vị khó chịu.
+ Mệt mỏi, cơ thể yếu ớt;
+ Chán ăn và sút cân.
+ Sốt, ớn lạnh;
+ Đổ mồ hôi;
+ hỉnh thoảng có thể xảy ra nước bọt lẫn máu và đau ngực trở nên nặng hơn do ho hoặc hít thở sâu, người bị bệnh có thể có nhịp tim nhanh, thở gấp, thở khò khè, tràn dịch màng phổi.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh áp - xe phổi
+ Trước tiên mình xin khẳng định rằng bệnh áp - xe phổi có nguy hiểm thế nhưng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị tốt.
+ Bệnh sẽ hay tái phát và trở thành mãn tính hoặc điều trị muộn. Nếu áp-xe vỡ mủ sẽ tràn vào khoang mang phổi, gây viêm mủ màng phổi hoặc tràn khí, tràn mủ màng phổi đe dọa đến tính mạng con người rất nguy hiểm.
+ Hơn nữa, nếu áp-xe phổi vỡ ra có thể gây viêm màng mủ ngoài tim, viêm mủ trung thất, hoặc vi sinh vật vào máu gây nhiễm khuẩn huyết hoặc gây áp-xe não dẫn đến tử vong. Giãn phế quản, phổi bị xơ hóa do áp-xe gây ra.
Những đối tượng có thể mắc áp - xe phổi
Do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh áp- xe phổi, chính vì lứa tuổi giới tính nào cũng có thể mắc phải, tuy nhiên theo các bác sĩ những người cao tuổi, độ tuổi trung niên là có khả năng mắc bệnh cao nhất.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe phổi
+ Nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng ma túy.
+ Tổng trạng suy kiệt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng.
+ Mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh phổi mãn tính khác như u phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, kén phổi bẩm sinh, thuyên tắc phổi.
+ Cơ địa suy giảm miễn dịch
+ Sau gây mê, đặt nội khí quản, lưu đường truyền tĩnh mạch lâu ngày.
+ Sau phẫu thuật vùng răng hàm mặt, tai mũi họng.
+ Chấn thương ngực hở, có dị vật kèm theo.
+ Khó nuốt, rối loạn chức năng hầu họng.
Điều trị bệnh áp - xe phổi
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán
+ Bác sĩ chẩn đoán bệnh áp xe phổi bằng cách thăm hỏi những biểu hiện, kết hợp với đó là xét nghiệm lâm sàng bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sau:
+ Công thức máu: bạch cầu tăng ưu thế bạch cầu trung tính
+ Tốc độ lắng máu tăng
+ Cấy đờm, dịch hút từ phế quản để định danh vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
+ Xquang phổi: hình ảnh điển hình của áp xe phổi là dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày và có mức hơi dịch bên trong. Cần chụp phim nghiêng để xác định chính xác vị trí ổ áp xe. Có trường hợp ghi nhận dày dính màng phổi nếu ổ áp xe vỡ vào màng phổi gây mủ màng phổi.
+ Ct scan phổi: cho hình ảnh đặc hiểu hên Xquang phổi.
Phương pháp điều trị hiệu quả
+ Để điều trị áp-xe phổi bệnh nhân phải tuân theo nguyên tắc điều trị nội khoa kịp thời, tích cực, kiên trì và dựa vào nguyên nhân gây bệnh để điều trị
+ Loại bỏ những vi sinh vật gây ra áp-xe phổi.
+ Điều trị các bệnh dẫn đến áp-xe như động kinh, đột quỵ, vệ sinh răng miệng kém, nghiện rượu,...
+ Bác sĩ sẽ kê kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh dạng uống trong vòng 4 - 6 tuần và dung dịch truyền. 95% bệnh nhân được chữa khỏi.
+ Nếu điều trị nội khoa ít hoặc không có kết quả , bệnh nhân cần cần nhanh chóng được hội chẩn ngoại khoa sớm để phẫu thuật kịp thời, hạn chế biến chứng. Phẫu thuật thường là cắt bỏ phần phổi bị hư tổn sau 3 tháng điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
+ Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Thói quen giúp bạn hạn chế được sự tiến triển của bệnh
+ Điều trị và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
+ Gọi bác sĩ nếu gặp vấn đề bất thường (trước này chưa hề có) sau khi dùng kháng sinh; hoặc khi có những triệu chứng bất thường tiếp tục xảy ra.
+ Tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
+ Cách điều trị hiệu quả nhất đó chính là không để bản thân mắc bệnh hô hấp, răng miệng.
+ Vệ sinh răng miệng 2 lần 1 ngày
+ Những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém không nên để cảm lạnh
+ Có chế độ ăn uống hợp lý, để có một sức khỏe tốt chống lại những tác nhân gây bệnh.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về bệnh áp - xe phổi, hy vọng bài viết có thể trả lời câu hỏi của anh Toàn và các bạn, các bạn đừng quên theo dõi website Nhà Thuốc Sức Khỏe để thường xuyên được cập nhật những kiến thức về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nhé.
Lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Bài viết liên quan
Bài viết mới nhất
-
Gợi ý TOP 10 gel bôi trơn gốc nước giúp cuộc yêu thăng hoa 10:43, 06/01/2025 Gel bôi trơn là một trong những sản phẩm hỗ trợ tình dục được các cặp...
-
TOP 10 sữa phát triển toàn diện cho bé được yêu thích hiện nay 09:00, 03/01/2025 Sữa phát triển toàn diện cho bé là gì? Vì sao mẹ nên lựa chọn các loại sữa...
-
Review TOP 10 sữa cho bé bị dị ứng đạm sữa bò bán chạy 10:11, 25/12/2024 Sữa cho bé dị ứng đạm bò là giải pháp hoàn hảo dành cho trẻ có cơ địa...
-
Hướng dẫn mẹ cách pha sữa Meiji thanh số 1 và số 9 cho bé 09:28, 24/12/2024 Sữa thanh Meiji là một trong những sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh...
Bài viết đọc nhiều nhất
-
Review men vi sinh Optibac Tím có tốt không? cách dùng hiệu quả 10:00, 21/01/2025 Men vi sinh Optibac tím giúp cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa và hỗ trợ...
-
Review TOP 10 ngũ cốc cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng 09:00, 28/10/2024 Ngũ cốc cho bà bầu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho phụ...
-
Đường Glucose là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu? 14:20, 22/03/2024 Đường Glucose có thể sử dụng như một loại đường ăn bình thường để thay...
-
Cách sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% 15:00, 20/01/2024 Sử dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% đúng cách như thế nào để đạt...