•  (0/0 đánh giá)
Hỗ trợ trĩ

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khá phổ biến nhưng lại là “căn bệnh khó nói” khiến nhiều người âm thầm chịu đựng. Đây không chỉ đơn thuần là dạng bệnh về tĩnh mạch mà nguyên nhân do cả hệ thống mạch máu ở ống hậu môn. Bệnh trĩ có 2 dạng, là trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện trên đường lược , được bao phủ bởi lớp niêm mạc và biểu mô chuyển tiếp
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược, được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn

Bệnh trĩ được chia thành các cấp độ dựa theo tiến triển của búi trĩ từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Với các nhóm thuốc được sử dụng điều trị đó là:

  • Thuốc giảm đau nhóm Lidocain như Xylocaine Jelly dạng Gel bôi và kem bôi kẽm Oxide.
  • Thuốc nhuận tràng nhõm Lactulose như Duphalac và Macrogol như Forlax và Sorbitol ở dạng uống
  • Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch như Daflon dạng viên nén
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc hỗ trợ và điều trị không hiệu quả, bạn nên cân nhắc các phương án điều trị ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ.

Nhathuocsuckhoe.com chuyên cung cấp các sản phẩm hỗ trợ bệnh trĩ đến từ các thương hiệu Dược phẩm trong và ngoài nước nổi tiếng. Mua hàng tại Nhà Thuốc Sức Khỏe để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn

Hỗ trợ trĩ

Kem bôi Titanoreine của Pháp Bán chạy

Kem bôi Titanoreine của Pháp

159.000đ
244.000đ
/ 24 lượt

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.

Đồng thời càng lớn tuổi từ 45-60, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Phân loại bệnh trĩ

  • Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).

Phân độ bệnh trĩ

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh trĩ

Thường do thói quen hoặc một số tác động liên quan đến ăn uống sinh hoạt gây nên tình trạng trĩ:

  • Táo bón kéo dài: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Táo bón kéo dài khiến người bệnh mỗi khi đi cầu phải rặn, gây áp lực trong lòng ống hậu môn tăng gấp 10 lần so với bình thường. Điều này hình thành nên các búi trĩ, theo thời gian, búi trĩ phát triển với kích thước lớn và sa ra ngoài.
  • Nguyên nhân bệnh trĩ do hội chứng lỵ: Hội chứng này khiến người bệnh phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần đại tiện phải rặn làm gia tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc duy trì ở một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường.
  • U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: Điển hình là ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi chúng phát triển có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ. 
  • Tuổi tác: Một số nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60. 
  • Nguyên nhân bệnh trĩ do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Thói quen thường xuyên ăn thịt, các đồ ăn chế biến nhanh mà quên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi sẽ làm cho cơ thể thiếu trầm trọng các chất xơ và các vitamin cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Mang thai: Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi sự phát triển của thai nhi.
  • Quan hệ qua đường hậu môn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy của bệnh trĩ mà người bệnh không nên bỏ qua

5 dấu hiện nhận biết bị trĩ

Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn;
  • Đau và rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
  • Vùng hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy;
  • Xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh khi đi cầu do vỡ búi trĩ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.

Những triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn có thể khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây nên rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải mà còn ảnh hưởng cả mặt tâm lý, khiến người bệnh luôn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Mặt khác, căn bệnh này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể không ngờ tới. Đó có thể là:

  • Sa nghẹt búi trĩ: Đây là một trong những biến chứng không thể vắng mặt khi nhắc đến bệnh trĩ. Khi búi trĩ phát triển quá lớn đã gây chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Khi đó, việc đi đại tiện cũng gặp không ít khó khăn. Người bệnh luôn cảm thấy đớn đau khi va chạm phải búi trĩ.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Việc búi trĩ ngày càng lớn dần ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. Búi trĩ khiến cho các cơ bị chèn ép không hề nhỏ, việc co thắt hậu môn cũng gặp không ít khó khăn.
  • Nhiễm trùng máu: Khi bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng thì tình trạng máu có thể bắn thành tia khi đi đại tiện. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian lâu có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng.
  • Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: Các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, cộng với đó là sự vận hành của ống hậu môn (đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể) đã gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được cải thiện kịp thời có thể khiến cho búi trĩ bị lở loét, thậm chí gây nên hoại tử và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hình thành một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo khá gần nhau, do đó, các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn có khả năng rất cao lây lan sang âm đạo của nữ giới. Từ đó gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ nếu trở nặng rất có nhiều khả năng hình thành bệnh áp xe hậu môn, bệnh da liễu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng khá cao. Những biến chứng này tuy không phải ai cũng gặp nhưng khi đã gặp thì rất khó xử lý. Bởi vậy, người bệnh cần điều trị kịp thời để phục hồi nhanh nhất, tránh để đến khi quá muộn mới tìm cách chữa, hiệu quả sẽ không cao.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Các phương pháp sau thường áp dụng cho bệnh nhân trĩ có triệu chứng

Điều trị nội khoa

Điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
  • Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.

Dùng thuốc: Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch

Điều trị ngoại khoa

  • Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
  • Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ
  • Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử. Đối với thủ thuật điều trị chích xơ, 1-2 ml chất làm xơ (thường là natri tetradecyl sulfate hoặc phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol) được tiêm bằng kim 25-gauge vào lớp dưới niêm của búi trĩ.
  • Thắt bằng dây thun-Vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản, rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân trĩ độ 2 và 3
  • Phương pháp Longo (stapled hemorrhoidectomy-PPH, 1998) được thừa nhận ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Ở Trung Quốc trong thập kỷ gần đây, thậm chí nó có xu hướng thay thế cho cắt bỏ trĩ truyền thống. Đây là phương pháp không cắt trĩ mà nguyên lý là làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ. Ưu điểm ít gây khó chịu hơn vì không cắt bỏ vùng da hậu môn.
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ.
  • Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển: Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau.

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

  • Không có chỉ định phẫu thuật ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc những người có viêm đại tràng thể hoạt động. Phẫu thuật trĩ cấp cứu đi kèm tỷ lệ biến chứng cao hơn.
  • Biến chứng cấp tính liên quan đến điều trị bệnh trĩ bao gồm đau, nhiễm trùng, chảy máu tái phát và bí tiểu. Biến chứng muộn bao gồm không kiểm soát do tổn thương cho cơ thắt hậu môn trong quá trình mổ xẻ.

Cách phòng ngừa bệnh trị tại nhà

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Xem xét chất bổ sung chất xơ. Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng chất chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Top 5 loại thuốc hỗ trợ người bị trĩ được tin dùng

Tóm lại, trên đây là nhưng thông tin khá bổ ích về bệnh trĩ. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ năm được những thông tin cần thiết để phòng ngừa bệnh trĩ. Những bệnh nhân trĩ có thể liên hệ tới Nhathuocsuckhoe.com để được tư vấn và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trĩ an toàn lành tính.

Dược sĩ Hà Hằng - Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Nhathuocsuckhoe.com.

Chất lượng sản phẩm
Với hàng ngàn sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người lớn và trẻ nhỏ
Tư vấn bởi dược sỹ uy tín
Tư vấn sức khỏe tận tậm bởi Dược sỹ trước khi mua hàng: 0968.000.850
Giao hàng nhanh
Đối tác vận chuyển toàn quốc, nhanh chóng, uy tín
Hoàn tiền 150%
Hoàn tiền 150% nếu phát hiện hàng giả
An toàn tài chính
Chúng tôi giao hàng và thu tiền tận nơi